Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1

Đại Học Hàng Hải Việt Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Khi tàu chạy từ vùng xứ lạnh sang vùng xứ nóng hay ngược lại thì...?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 164
Points : 441
Reputation : 4
Join date : 30/06/2009
Age : 37
Đến từ : Hai Phong

Khi tàu chạy từ vùng xứ lạnh sang vùng xứ nóng hay ngược lại thì...? Empty
Bài gửiTiêu đề: Khi tàu chạy từ vùng xứ lạnh sang vùng xứ nóng hay ngược lại thì...?   Khi tàu chạy từ vùng xứ lạnh sang vùng xứ nóng hay ngược lại thì...? EmptyWed 01 Jul 2009, 22:48

Khi tàu chạy từ vùng xứ lạnh sang vùng xứ nóng hay ngược lại, muốn đảm bảo tính kinh tế và tính an toàn tin cậy khi máy chính hoạt động thì cần phải điều chỉnh các cơ cấu, thiết bị, và thông số nào ?

Trả lời : khi tàu hoạt động chuyển vùng, do nhiệt độ môi trường (nhiệt độ nước biển và nhiệt độ không khí) thay đổi nên các thông số hoạt động của máy móc cũng thay đổi theo. Ví dụ, khi tàu hoạt động ở xứ lạnh nơi có nhiệt độ nước và nhiệt độ không khí xung quanh tàu 10 độ C, nếu giữ nguyên chế độ làm máy cho không khí tăng áp, chế độ làm mát nước ngọt thì nhiệt độ không khí nạp sẽ rất thấp, Nhiệt độ không khí nạp thấp dẫn tới nhiệt độ cuối quá trình nén không đủ cao như mong muốn, mặc dù nhiệt độ này vẫn làm nhiên liệu phun vào xi lanh tự bốc cháy nhưng sự cháy không thể mãnh liệt do thời gian chuẩn bị cháy của dầu sẽ kéo dài, cuối cùng làm hiệu suất cháy giảm. Không điều chỉnh chế độ làm mát dẫn tới nhiệt độ nước ngọt làm mát vào và ra khỏi máy cũng thấp. Nhiệt độ làm mát thấp dẫn tới nhiệt độ thành vách xi lanh thấp, cộng với nhiệt độ không khí nạp thấp nên chất lượng cháy càng kém. Không thể không quan tâm tới nhiệt độ bôi trơn của dầu nhờn hệ thống và dầu nhờn xi lanh. Nếu nhiệt độ dầu nhờn thấp, cộng với nhiệt độ các bề mặt xoa trơn thấp sẽ dẫn tới chế độ bôi trơn nửa khô làm tăng sức cản ma sát gây ra sự mài mòn tăng cwongf các chi tiết.
Trong trường hợp đó phải điều chỉnh chế độ làm mát sao cho các thông số nhiệt độ yêu cầu nằm trong phạm vi cho phép.
Chẳng có phương pháp nào cả, các tàu bi giờ đều có các hệ thống điều chỉnh tự động các thông số nhiệt độ. Ví dụ đối với hệ thống làm mát động cơ thì van điều chỉnh tự động (thường là van ba ngả) sẽ tự động đóng bớt lưu lượng nước vào sinh hàn nước và mở lớn đường nước bypass, tức là đường nước không đi qua sinh hàn và quay trực tiếp về máy. Điều chỉnh thế nào? Sị quan đi ca sẽ set up nhiệt độ ra khỏi máy bằng cách vặn vặn cái nút gì đó, và chi tiết điều chỉnh thế nào thì cậu xem lại phần tự động đièu chỉnh.
Đối với tàu cũ không có hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ hoặc hệ thống chẳng may bị hỏng thì thợ máy hay sĩ quan sẽ phải điều chỉnh bằng tay bằng cách đóng đóng mở mở những van liên quan cần thiết. Lưu ý việc điều chỉnh bằng tay yêu cầu thợ có kinh nghiệm thì quá trình điều chỉn mới nhanh, nếu không đối tượng điều chỉnh (nhiệt độ) sẽ lên lên xuống xuống không biết lúc nào ngừng.
Cho dù cách điều chỉnh là tự động hay bằng tay thì thợ máy cần phải hiểu đừong đặc tính điều chỉnh rằng đồ thị của thông số được điều chỉnh là sẽ thao đừong dao động hình sin tắt dần. Tự động điều chỉnh thì làm thời gian diều chỉnh ngắn, bằng tay điều chỉnh thường dẫn tới thời gian điều chỉnh dài. Đối với dân có kinh nghiệm, khi điều chỉnh bằng tay, căn cứ vào vòng tua máy, vị trí tay ga, nhiệt độ môi trường...người ta sẽ quyết định xoay tay van, mở ra hoặc đóng vào nửa vòng, một vòng hoặc một một phần tư vòng...
Để cho cậu dễ liên tưởng: Khi cậu bật máy nước nóng ở nhà để tắm, khi trời quá lạnh cậu phải đưa tay van của vòi hoa sen sang phía nóng nhiều, khi trời không lạnh lắm thì cầu gạt tay van đó về phía vạch xanh một chút...Những động tác như thế tức là cậu đang thực hiện thao tác điều chỉnh nhiệt độ vậy.
Khi đi làm dưới tàu, đừng nên phức tạp hóa vấn đề, việc điều chỉnh nhiệt độ không khí tăng áp, nhiệt độ nước ngọt làm máy hay nhiệt độ bôi trơn...về bản chất giống như cậu vặn vòi hoa sen khi cậu tắm nước nóng vậy. Có điều, khi đi làm cậu phải biếầocí van cậu muốn vặn (điều chỉnh) nó nằm ở chỗ nào...Cũng đừng nhìn thấy nhiều van quá mà hoảng. Hãy nắm vững nguyên lý trước. Cậu nắm vững nguyên lý thì cậu có thể ngồi toa lét mà phán cho tay sĩ quan máy trưởng ca của cậu rằng anh phải đóng bới van này mở thêm van kia là sẽ có nhiệt độ mong muốn.
Khi tàu chạy về xứ nóng thì mọi chuyện xảy ra theo chiều hướng ngược lại. Thế thôi...
Về Đầu Trang Go down
http://mkt46dh1.tk
 
Khi tàu chạy từ vùng xứ lạnh sang vùng xứ nóng hay ngược lại thì...?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tại sao xe máy càng đi nhanh thì càng đỡ tốn xăng còn tàu thủy càng chạy nhanh thì càng tốn nhiên liệu ?
» Thế vững của tàu
» Vì sao tàu Nhật Thuần bị cháy nổ
» tháo,lắp nắp xi lanh
» Số xi lanh của động cơ là bao nhiêu ?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1 :: Chuyên ngành :: Diesel-
Chuyển đến