Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1

Đại Học Hàng Hải Việt Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Chuẩn bị chuyến đi như thế nào?(voyage planning)

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 164
Points : 441
Reputation : 4
Join date : 30/06/2009
Age : 37
Đến từ : Hai Phong

Chuẩn bị chuyến đi như thế nào?(voyage planning) Empty
Bài gửiTiêu đề: Chuẩn bị chuyến đi như thế nào?(voyage planning)   Chuẩn bị chuyến đi như thế nào?(voyage planning) EmptyFri 17 Jul 2009, 22:57

Mỗi lần tàu rời từ cảng này sang cảng khác, ta đều phải chuẩn bị chuyến đi. Chuẩn bị chuyến đi cũng giống như chuẩn bị một trận chiến. Công tác chuẩn bị càng kĩ, càng đỡ bị bất ngờ. Nếu có bị bất ngờ, cũng đã có cách ứng phó.

Chuẩn bị chuyến đi là chuẩn bị những yêu cầu cần thiết cho chuyến đi, có tính đến các yếu tố “sự cố” trên đường. Các yếu tố cần thiết khi chuẩn bị chuyến đi bao gồm: nhân lực, phương tiện, vật tư phụ tùng, đường đi và các sự cố trên biển.

1. Chuẩn bị nhân lực

Tàu phải có đủ người để làm việc. Số lượng thuyền viên tối thiểu trên tàu phải thỏa mãn yêu cầu “giấy chứng nhận định biên tối thiểu- minimum manning certificate” trên tàu.

Thuyền viên làm việc trên tàu phải đáp ứng yêu cầu bộ luật về “tiêu chuẩn huấn luyện, cấp bằng và trực ca 78/95- STCW78/95”. Công việc chuẩn bị nhân lực bao gồm:

Kiểm tra các giấy tờ thuyền viên:

1) giấy chứng nhận khả năng chuyên môn( áp dụng với các Sĩ quan);

2) giấy chứng nhận trực ca(áp dụng đối với các thủy thủ và chấm dầu trực ca);

3) giấy chứng nhận huấn luyện an toàn cơ bản(áp dụng với mọi thuyền viên)

4) giấy chứng nhận sức khỏe(áp dụng với mọi thuyền viên)

5) giấy chứng nhận phù hợp các yêu cầu đặc biệt(áp dụng cho thuyền viên làm việc trên các tàu đặc biệt như tàu dầu, tàu hóa chất, tàu chở hàng nguy hiểm…)

6) giấy chứng nhận nghiệp vụ (như phụ trách lái xuồng cứu sinh, chỉ huy chữa cháy, đồ giải ra-đa, sử dụng ARPA, hàn cắt, cứu thương, thông tin liên lạc…) áp dụng đối với thuyền viên được phân công đảm trách công việc cụ thể nào đó trên tàu.

Ngoài ra, đối với tàu hoạt động tuyến quốc tế, thuyền viên còn phải có các giấy tờ để làm thủ tục”xuất-nhập cảnh” sau:

1) Hộ chiếu thuyền viên hoặc hộ chiếu đường bộ

2) Sổ thuyền viên

Các giấy tờ trên phải còn hạn sử dụng.

2. Chuẩn bị phương tiện

Cần kiểm tra các mặt sau:

Kiểm tra các giấy tờ hoạt động tàu

Tàu phải đủ điều kiện đi biển(seaworthiness). Các giấy tờ liên quan đến hoạt động tàu (trading certificates) phải còn hiệu lực trước khi tàu đến cảng tới. Các giấy tờ đó bao gồm:

1) giấy đăng kí tàu(ship registry certificate)

2) giấy chứng nhận cấp tàu(class certificate)

3) giấy chứng nhận trang thiết bị an toàn(safety equipments certificate)

4) giấy chứng nhận thông tin liên lạc(safety radio certificate)

5) giấy chứng nhận an toàn cấu trúc tàu(safety structure certificate)

6) các giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm(pollution certificates)

7) giấy chứng nhận mạn khô(loadline certificate)

Cool giấy chứng nhận dung tích tàu(tonnage certificate)

9) giấy chứng nhận định biên tối thiểu(minimum manning certificate)

10) giấy chứng nhận phù hợp bộ luật ISM Code (documents of compliance certificate-DOC)

11) giấy chứng nhận quản lí an toàn(safety management certificate-SMC)

12) giấy chứng nhận an ninh(ISPS certificate)

13) giấy chứng nhận phù hợp với các yêu cầu đặc biệt(cho tàu chở dầu, hóa chất, hàng nguy hiểm…)

14) Lí lịch tàu(synopsis records)

15) ….

Kiểm tra các ấn phẩm hàng hải, bao gồm:

1) Hải đồ(charts) chuyến đi, bao gồm tổng đồ, hải đồ chi tiết, …

2) Thông báo hàng hải(notice to mariners)

3) Hướng dẫn vào cảng(guide to port entry)

4) Tuyến chạy của tàu(ship’s routeing)

5) Hàng hải chỉ nam(sailing direction/ Pilot books)

6) Bảng thủy triều, dòng chảy (tide table, tidal stream)

7) Danh mục các đèn biển(list of lights)

Cool Danh mục các trạm đài ven bờ(list of radio signals/ coast stations)

9) Mã tín hiệu liên lạc quốc tế(international code of signals)

10) Hướng dẫn y tế trên tàu(international medical guide)

11) Hướng dẫn cứu nạn trên biển(IAMSAR)

12) Bộ luật hàng hải: SOLAS, MARPOL, ISM Code, ISPS Code, STCW, COLREG, LOALINE Rule, LSA Code, FFA Code. Các qui tắc(code) cho các tàu đặc chủng

13) Bảng toán hàng hải(navigation tables)

14) Lịch thiên văn(almanac)

15) ….

Kiểm tra Nhật kí trên tàu, bao gồm:

1) Nhật kí Boong (Deck logbook. Official logbook)

2) Nhật kí Máy (Engine logbooks)

3) Nhật kí Radio (GMDSS logbook)

Kiểm tra các sổ tay theo dõi, bao gồm:

1) Sổ tay theo dõi dầu(oil record book)

2) Sổ tay theo dõi rác(garbage record book)

3) Sổ tay huấn luyện an toàn(SOLAS training manuals)

4) Sổ tay ứng phó dầu tràn (SOPEP) và các địa chỉ liên lạc khẩn cấp

5) Sổ tay quản lí nước dằn(ballast management)

6) Các sổ tay khác như theo dõi hàng, chằng buộc hàng, rửa hầm…

7) Các sổ tay quản lí an toàn và các biên bản theo dõi (records) liên quan

Kiểm tra tình trạng kĩ thuật trang thiết bị, bao gồm:

1) Máy chính(M/E) và máy đèn(G/E)

Máy chính và máy đèn phải hoạt động tốt. Không có thiết bị hoạt động quá giờ qui định. Các hạng mục kiểm tra liên tục(CMS) đều thực hiện đúng lịch kiểm tra của đăng kiểm.

2) Các máy phụ và thiết bị thuộc bộ phận Máy quản lí

Tình trạng các máy phụ như nồi hơi, máy xạc gió, máy lọc dầu, hệ thống làm mát, hâm sấy, kể cả thiết bị và máy móc trên Boong …đều hoạt động bình thường

3) Máy móc hàng hải

Các máy móc hàng hải như ra-đa, tốc độ kế, máy đo sâu, la bàn điện-từ, máy lái…hoạt động tốt

4) Các thiết bị thông tin liên lạc

Hệ thống thông tin liên lạc(GMDSS) và các thiết bị liên quan như VHF, GPS, NAVTEX, FACIMILE, … hoạt động tốt

5) Thiết bị cứu sinh, cứu hỏa

Các dụng cụ cứu sinh cứu hỏa trọng tình trạng làm việc tốt như: xuồng cứu sinh-cứu nạn(lifeboat), phao bè(liferaft), phao tròn(lifebuoy), phao cá nhân(lifejacket), quần áo giữ nhiệt(immergence suit), phao báo vị trí(EPIRB), phát đáp ra-đa(RADARTRANSPONDER), máy liên lạc hai chiều(TWOWAY RADIO), bình cứu hỏa xách tay(PORTABLE EXTINGUISHER), trạm cứu hỏa cố định(FIXED FIRESTATION), dụng cụ chữa cháy(FIREMAN OUTFITS)…

3. Chuẩn bị vật tư, phụ tùng chuyến đi

1) Chuẩn bị nhiên liệu, dầu nhờn chuyến đi

Nhiên liệu trên tàu bao gồm dầu(FO), (DO), dầu bôi trơn hệ thống, dầu xilanh, dầu nhờn khác…

Lượng nhiên liệu cho chuyến đi nhiều hay ít tùy thuộc vào mức tiêu thụ hàng ngày(daily consumption) và thời gian tàu hành trình. Phải tính đến lượng nhiên liệu dự trữ cho chuyến đi bị kéo dài. Thời gian dự phòng trung bình từ 10%~20% thời gian hành trình

2) Chuẩn bị nước ngọt chuyến đi

Cũng như nhiên liệu, nước ngọt cần thiết cho hành trình phụ thuộc vào mức độ tiêu thụ hàng ngày và thời gian dài ngắn của hành trình. Cần chú ý tới mức độ tiêu thụ nước ngọt của nồi hơi, sự rò rỉ của hệ thống ống và khả năng chưng cất của máy chưng cất nước ngọt(nếu có)

3) Chuẩn bị thực phẩm chuyến đi

Thực phẩm chuyến đi quan trọng không kém gì nhiên liệu. Việc chuẩn bị lượng thực, thức ăn phải đầy đủ cho thời gian hành trình trên biển

4) Chuẩn bị vật tư, phụ tùng cho máy móc thiết bị

Phải có phụ tùng dự trữ tối thiểu cho máy chính,máy phụ theo qui định của đăng kiểm. Có phụ tùng, vật tư dự trữ tối thiểu cho các máy móc trên tàu(tham khảo sổ tay hướng dẫn sử dụng thiết bị).

5) Chuẩn bị các dụng cụ sửa chữa

Phải có các dụng cụ sửa chữa thông dụng và dụng cụ đặc biệt(special tools).

Phải có đủ vật liệu để sửa chữa, đề phòng khi sự cố như ống, tôn hàn, xi măng, hơi hàn…

6) Chuẩn bị thuốc men

Ngoài túi thuốc trang bị y tế trong túi thuốc cấp cứu, ngoài ra phải trạng bị đủ cơ số thuốc thông thường để đề phòng thuyền viên bị ốm đau trên biển.

4. Chuẩn bị đường đi

1) Chuẩn bị hải đồ chuyến đi

Hải đồ chuyến đi bao gồm tổng đồ, hải đồ tham khảo tuyến tàu chạy, hải đồ tham khảo về thời tiết, dòng chảy, hải đồ chi tiết, bình đồ cảng đến…

2) Chuẩn bị tài liệu tham khảo liên quan chuyến đi

Các tài liệu tham khảo như “hướng dẫn vào cảng-guide to port entry”, “thông báo hàng hải-Notice to mariners”, “hàng hải chỉ nam- Pilot book”, “bảng thủy triều-tide table”, “danh mục đèn biển-list of lights”, “danh mục các trạm đài bờ- coast stations”, “hướng dẫn đường đi- routeing charts”…

3) Kẻ đường đi

a. Kẻ đường đi trên tổng đồ

Phải chuẩn bị các tổng đồ liên quan từ cảng đi, đến cảng đến. Phác thảo sơ bộ đường đi trên tổng đồ. Phải tham khảo tài liệu “hướng dẫn đường đi- routeing charts” để phác thảo cho thích hợp

b. Chỉnh sửa đường đi trên hải đồ chi tiết

Chuyển đường đi từ tổng đồ vào các hải đồ hành hải chi tiết. Chỉnh sửa hướng đi chi tiết sao cho đạt các tiêu chí sau:

(1) đường đi theo hướng dẫn routeing charts

(2) có ít chướng ngại vật dưới nước

(3) có nhiều mục tiêu dễ phát hiện

(4) dòng chảy yếu,

(5) điểm chuyển hướng(waypoints) thuận lợi như : rộng rãi, mục tiêu dễ xác định, dòng chảy yếu …

c. Lập bảng “kế hoạch hành trình-Passage plan”

Kế hoạch hành trình phải nêu rõ các nội dung sau:

(1) Tên cảng đi, cảng đến

(2) Các hải đồ sử dụng trong chuyến

(3) Các tài liệu cần tham khảo liên quan

(4) Các đài và tần số cần liên hệ trên hành trinh

(5) Tổng chiều dài quảng đường

(6) Hướng đi và các điểm chuyển hướng(waypoints)

(7) Dự kiến thời gian trên mỗi hướng đi và cả hành trình.

4. Chuẩn bị ứng phó sự cố

Cần có biện pháp đề phòng các sự cố tiềm tàng liên quan đến sinh mạng thuyền viên trên tàu như sau:

1) đâm va

Cần tăng cường cảnh giới, nhất là ban đêm, nơi mật độ tàu cao. Phải đổi hướng dứt khoát. Máy sẵn sàng điều động. Không nên đổi hướng cắt ngang mũi đầu tàu khác. Cần sẵn sàng và kịp thời cảnh báo tàu khác bằng VHF, đèn chớp hay còi…

2) nước vào tàu

Cần đo các két nước dằn và nước bẩn hầm hàng hàng ngày. Nếu tàu ngiêng(listing) chưa rõ nguyên nhân, không được dằn chống nghiêng mà phải tìm nguyên nhân.

3) cháy, nổ

Cháy nổ xảy ra trên tàu thường do nguồn dầu hay hơi dầu mà sinh ra. Cần vệ sinh thường xuyên khu vực dầu mỡ trên tàu. Buồng máy phải luôn sạch sẽ. Hàng ngày phải bố trí người chuyên vệ sinh dầu mỡ buồng máy.

Khi hàn cắt, làm việc gì phát nhiệt nên có biện pháp phòng cháy nổ.

4) cướp biển

Phải chú ý những khu vực thường xuyên có cướp biển. Nếu có thể, nên tránh đi qua khu vực này. Nếu không thể, nên đi qua khu vực này ban ngày. Nên thắp nhiều đèn và bố trí người cảnh giới. Không cần chống lại cướp biển khi nó đã lên tàu.

5) người rơi xuống biển

Ngoài biển, không nên bố trí người làm việc trên cao hay gần mạn. Trường hợp bắt buộc, phải có biện pháp bảo vệ an toàn. Khi thời tiết xấu, phải bố trí dây an toàn và lối đi lại trên boong cho thuyền viên.

6) bão tố

Hàng ngày cần theo dõi thông báo thời tiết. Nếu bão xuất hiện phải có biện pháp đề phòng. Phải giữ một khoảng cách tối thiểu đến tâm bão. Cần thiết, có thể dừng máy, thả trôi để tránh xa tâm bão.

7) thương vong, ốm đau

Thương vong thường xảy ra do quá trình làm việc bất cẩn. Việc ốm đau trầm trọng hay bạo bệnh bột phát không phải hiếm gặp trên tàu. Cần khẩn trương trong sơ cứu ban đầu. Cần có sẵn địa chỉ liên lạc khẩn cấp khi tình huống xấu xảy ra.

Cool Làm việc dưới hầm sâu

Muốn làm việc dưới hầm sâu, hầm kín cần có biện pháp kiểm tra an toàn về dưỡng khí, hơi độc, hơi cháy nổ trước khi thực hiện công việc. Thông gió là biện pháp quan trọng khi làm việc dưới hầm sâu. Phải cử người kiểm tra và duy trì môi trường làm việc an toàn trong suốt thời gian làm việc. Nếu quay trở lại làm việc sau khi giải lao, qui trình kiểm tra trên lại phải được tiến hành.

9) Sự cố hàng hóa

Mỗi hàng hóa chuyên chở đều tiềm ản nguy cơ thiếu an toàn do tính chất hàng hóa gây nên. Bởi thế, tùy vào đặc tính hàng hóa mà có biện pháp đề phòng và ngăn ngừa hậu quả của chúng.

Tàu chở gạo, chở gỗ cây nguy cơ thiếu ô xi dưới hầm rất lớn vì gạo và gỗ cây hút ô-xi và thả nhiều khí các-bon. Tàu chở dầu, hơi dầu rò rỉ dễ gây cháy nổ. Tàu chở hóa chất độc hại, nếu rò rỉ có thể gây ngộ độc cho thuyền viên…

Phải xây dựng sẵn các biện pháp phòng ngừa và cấp cứu khi sự cố xảy ra.
Về Đầu Trang Go down
http://mkt46dh1.tk
 
Chuẩn bị chuyến đi như thế nào?(voyage planning)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Khi tàu chuyển vùng hoạt động hoặc thời tiết chuyển mùa thì có những thay đổi gì xảy ra với các máy lạnh tày thủy ?
» Tài liệu chuyên ngành
» vui cười cùng câu chuyện thật không đáng
» Chuyển nhiên liệu cho máy hoạt động ra sao?.
» Hướng dẫn download tài liệu chuyên ngành

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1 :: Chuyên ngành :: Tham khảo-
Chuyển đến