Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1

Đại Học Hàng Hải Việt Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Thủy thủ trực ca thế nào?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 164
Points : 441
Reputation : 4
Join date : 30/06/2009
Age : 38
Đến từ : Hai Phong

Thủy thủ trực ca thế nào? Empty
Bài gửiTiêu đề: Thủy thủ trực ca thế nào?   Thủy thủ trực ca thế nào? EmptyFri 17 Jul 2009, 23:12

Bạn có giấy chứng nhận trực ca? Như vậy, bạn đủ năng lực tham gia ca trực. Bạn có thể đi ca 4-8(từ 4 giờ sáng đến 8 giờ sáng và từ 4 giờ chiều đến 8 giờ tối) là ca của Đại phó. Bạn có thể đi ca 8-12(từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa và từ 8 giờ tối đến 12 giờ đêm) là ca của Thuyền phó ba. Bạn có thể đi ca 12-4(từ 12 giờ trưa đến 4 giờ chiều và 12 giờ đêm đến 4 giờ sáng) là ca của Thuyền phó hai. Công việc của bạn là lái tàu, cảnh giới và làm theo lệnh của Sĩ quan trực ca. Vậy cụ thể bạn sẽ làm gì? Nếu đi ca biển, bạn phải có mặt trên Buồng Lái trước khi nhận ca 15 phút. Bạn cần có thời gian chuẩn bị tinh thần. Hãy đứng ngoài cánh gà Buồng Lái để phóng xa tầm mắt, quan sát các phương tiện và mục tiêu trên biển. Đến giờ nhận ca, bạn sẽ làm tiếp công việc thủy thủ ca trước đang làm. Nếu cảnh giới? Vị trí phù hợp nhất của bạn là hai bên cánh gà Buồng Lái. Hãy đeo chiếc “ống nhòm giành cho thuyền viên” và làm công việc cảnh giới. Công việc cảnh giới bao gồm “quan sát” “lắng nghe” và “cảnh báo” hay nôm na là bằng “tai”, “mắt” “miệng”. Bạn quan sát, lắng nghe, đánh giá tình hình và báo cáo cho Sĩ quan trực ca những nguy cơ có thể đe dọa an toàn tàu mình. Nguy cơ đe dọa an toàn có thể là mật độ tàu, mục tiêu xuất hiện trước mũi tàu, phương tiện di chuyển cắt ngang mũi tàu mình, phương tiện tiếp cận tàu mình ở khoảng cách gần….Và cả sự rung động và tiếng va đập của các thiết bị trên boong tàu khi thời tiết xấu. Hãy lưu ý quan sát dấu hiệu và lắng nghe âm hiệu phát ra từ các phương tiện trong tầm mắt của bạn. Nó có thể là các tín hiệu điều động hay tín hiệu cảnh báo bằng còi, đèn của tàu khác. Nó có thể là các bóng hiệu, cờ hiệu, đèn hiệu …dùng để báo hiệu tình trạng hoạt động của phương tiện khác. Đừng vào trong buồng lái, nơi Sĩ quan trực ca đang làm việc. Đây không phải là chỗ của bạn. Đứng trong Buồng Lái, bạn khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ cảnh giới của mình. Nếu bạn đang lái tàu? Hãy đứng vào vị trí lái và lắng nghe khẩu lệnh của người chỉ huy. Đừng quá căng thẳng và hãy thả lỏng cơ thể. Lưng thẳng, mắt hướng về phía trước, hai bàn tay tựa vào vô lăng lái. Khẩu lệnh lái là góc lái mà bạn cần phải bẻ theo yêu cầu người chỉ huy. Đó là “năm độ”, “mười độ”, “mười lăm độ”, “hai mươi độ” và “hết lái” phải hoặc trái. Người chỉ huy đang hô “phải”, bỗng nhiên hô “Zê-rô” rồi “thẳng thế”. Mũi tàu đang tiếp tục sang phải. Làm sao cho nó đứng yên trong chốc lát và mũi tàu chỉ đúng hướng theo yêu cầu? Bạn đừng sợ. Hãy trả nhanh lái sang trái, mắt không rời mũi tàu. Khi mũi tàu có vẻ như muốn dừng lại, bạn trả dần lái về “Zê rô”. Chọn mục tiêu cố định ở ngay trước mũi tàu và chỉ hướng mũi tàu vào đó. Nếu bạn trực ca tàu neo? ấy là lúc tàu bạn đang neo đậu tại vùng vịnh hay vùng neo chờ cầu. Vị trí trực ca của bạn là trên Buồng Lái. Mối hiểm họa của bạn là trôi neo hay tàu khác trôi đâm vào tàu bạn. Hãy chú ý đèn neo ban đêm và treo bóng neo ban ngày. Chú ý chiếu sang tốt trên boong tàu. Sẵn sàng đèn tín hiệu xách tay hay còi để cảnh báo tàu khác đến gần. Khi gió mạnh, tàu đảo quanh neo. Khi thủy triều đổi hướng. Khi tiếng xích lỉn va vào lổ nống lỉn…Và là khi bạn cần chú ý kẻo trôi neo. Nếu bạn trực ca tại cầu tàu? Là lúc tàu bạn đang làm hàng. Vị trí của bạn ở chân cầu thang và trên mặt Boong. Mối hiểm họa của bạn là người lạ đi lại trên tàu. Cầu thang mạn không an toàn. Tàu dịch chuyển do dây buộc tàu căng chùng. Nguy cơ cháy nổ cao. Cầu thang phải có lưới bảo vệ và chiếu sáng tốt. Bạn nên mặc quần áo bảo hộ, giày, mũ đầy đủ. Chiếc băng tay trực ca khiến bạn trở nên chững chạc hơn. Định kì, bạn nên đảo nhanh chung quanh tàu để ngăn ngừa hỏa hoạn. Đừng bao giờ rời bỏ vị trí ca trực. Trường hợp đặc biệt, bạn nên xin phép trưởng ca. Nên có một quyển sổ ghi chép sự việc trong ca. Bạn sẽ được đánh giá cao khi trưởng ca cần số liệu của bạn.
Về Đầu Trang Go down
http://mkt46dh1.tk
 
Thủy thủ trực ca thế nào?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thế nào là trục cam liền rùi, trục cam rời?
» Thuỷ thủ nữ trên tàu
» Ghi chép của 1 thủy thủ - video
» In name card phong thủy tại www.nhatnguyencorp.com
» Rèn luyện kỹ năng trực ca buồng máy

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1 :: Chuyên ngành :: Tham khảo-
Chuyển đến