Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1

Đại Học Hàng Hải Việt Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Hệ thống đánh lửa trên ô tô (Phần 3 )

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 164
Points : 441
Reputation : 4
Join date : 30/06/2009
Age : 38
Đến từ : Hai Phong

Hệ thống đánh lửa trên ô tô (Phần 3 ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Hệ thống đánh lửa trên ô tô (Phần 3 )   Hệ thống đánh lửa trên ô tô (Phần 3 ) EmptyThu 02 Jul 2009, 11:49

Dây cao áp
Dây cao áp này sẽ chuyển tải điện thế 20.000 – hơn 50.000V, điện thế đủ mạnh để ném bay bạn ra qua cửa sổ nếu như bạn muốn. Nhiệm vụ của cáp bugi là nhận điện cao áp cho bugi và không để lọt ra ngoài. Dây cao áp phải chịu một nhiệt lượng cao của động cơ đang vận hành và sự thay đổi đáng kể của thời tiết. Để hoàn thành nhiệm vụ của mình, dây cao áp phải rất dầy, và độ dầy đó dùng để cách ly với dây bán dẫn nằm tại trung tâm của ruột dây cáp. Đương nhiên, lớp vỏ dầy sẽ cách ly điện với các bộ phận của động cơ và sức nóng của động cơ,do đó sẽ tránh bị hao mòn, đứt gẫy nói cách khác là các hỏng hóc. Khi dây cao áp hỏng, nó sẽ không chuyền tải đủ điện thế đến bugi và sẽ sẩy ra mất đánh lửa. Đó là triệu chứng “động cơ bỏ máy”, để khắc phục ta phải thay dây cáp bugi
Dây cao áp được bố trí quanh động cơ rất khéo léo. Người ta dùng các kẹp nhựa để chia tách từng dây để chống chập. Tuy nhiên nó cũng chưa hẳn là cần thiết khi dây cáp hoàn toàn mới. Nhưng nếu dây cũ, nó có thể vì hở và hoạt động kém do; thời tiết ẩm, cố đề khởi động hoặc máy rung rật.
Hệ thống đánh lửa trên ô tô (Phần 3 ) 151206_buzi3

Dây cao áp đi từ nắp bộ chia điện đến từng bugi theo thứ tự quy định. Nó được gọi là “thứ tự đánh lửa” và nó là một phần thiết kế động cơ. Mỗi bugi chỉ đánh lửa vào cuối của kỳ nén. Mỗi xi lanh có một kỳ nén tại thời điểm khác nhau, vì vậy bố trí bugi đến từng xi lanh nhất định là điều rất quan trọng.
Hệ thống đánh lửa trên ô tô (Phần 3 ) 151206_buzi4

Đối với một động cơ 8 xi lanh, thứ tự đánh lửa là: 1,8,4,3,6,5,7,2. Xi lanh được đánh số từ phía trước tới phía sau, với xi lanh sô 1 đằng trước trái của động cơ. Vì vậy xi lanh trên phía ben trái của động cơ là số 1,3,5,7 trong khi bên phải là 2,4,6,8. Một số động cơ, bên phải là 1,2,3,4 và bên trái là 5,6,7,8. Sách hướng dẫn sửa chữa sẽ cho chúng ta biết chính xác thứ tự đánh lửa của từng xi lanh và mô hình xi lanh của từng động cơ cụ thể.
Điều chúng ta cần biết đến nữa là hướng quay của bộ chia điện, theo chiều hay ngược chiều kim đồng hồ và cực trên nắp chia của xi lanh số 1 nằm ở đâu. Khi đã có thông tinnày, chúng ta có thể bắt đầu lần ra dây cao áp của từng máy.
Nếu dây cao áp lắp sai, động cơ sẽ vẫn nhận được điện cao áp nhưng thứ tự đánh lửa sẽ sai, dẫn đến động cơ không hoạt động được. Quan trọng là phải lắp đúng dây cao áp trên từng xi lanh.
Bugi
Hệ thống đánh lửa là nguồn duy nhất cung cấp điện cho bugi. Hệ thống sẽ cung cấp cho bugi một điện thế đủ để bugi phát tia lửa điện tại thời điểm chính xác và đều đặn trong hàng nghìn vòng quay của động cơ đến từng bugi trong vòng một phút.
Các bugi đời mới được thiết kế để sử dụng rất lâu trước khi phải thay thế. Điều kỳ diệu này tạo ra muôn vàn hình thể và phạm vi nhiệt lượng sinh ra được dùng cho từng loại động cơ riêng biệt.
Phạm vi nhiệt lượng của bugi thể hiện khi bugi không đủ nóng để đốt cháy hêt các cặn bẩn bám vào đầu đốt , và nó không đủ nóng do vậy tạo ra sự đánh lửa sớm của động cơ. Đánh lửa sớm gây ra do bugi không đủ nóng, nó bắt đầu hâm nóng lên và đốt cháy nhiên liệu trước khi đánh tia lửa điện. Hầu hết bugi đều có một điện trở để chống nhiễu cho sóng radio. Khe hở bugi quá rộng, lượng điện thế không đủ lớn để vượt qua tạo ra mất tia lửa điện. Khe hở quá hẹp, điện áp tập trung trên bugi sẽ lớn dẫn đến đánh lửa liên tục và cũng tạo nên kém hiệu quả
Hệ thống đánh lửa điện tử
(Từ năm 1970 đến nay)
Phần này sẽ cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa hệ thống má vít-tụ điện sơm và hệ thống đánh lửa điện tử. Nếu bạn chưa quen với phương thức hoạt động của hệ thống đánh lửa, thì tôi khuyến cáo bạn nên đọc phần Hệ thống đánh lửa Cơ.
Trong hệ thống đánh lửa điện tử, má vít và tụ điện được thay thế bởi điện tử. Với hệ thống này, sẽ có một vài phương pháp để để thay thế má vít và tụ điện để tác động cho môbin đánh lửa. Một phương pháp sử dụng một bánh răng kim loại, mỗi bánh răng là cho 1 xilanh. Nó được gọi là “phần vỏ” và “phần chống”. Môbin từ trường sẽ cảm nhận khi bánh răng đi qua và gửi một tín hiệu và hộp điều khiển để ra lệnh cho môbin đánh lửa.
Hệ thống khác sử dụng một “mắt điện tử” có khớp bánh răng để gửi tín hiệu đến hệ thống điện tử, đó chính là thời điểm để chỉ thị môbin đánh ra tia lửa. Hệ thống này vẫn cần phải có sự điều chỉnh thời điểm bằng cách quay vỏ bộ chia điện.
Tính tiên tiến của hệ thống này, bên cạnh việc không cần bảo dưỡng, là module điều khiển có thể điều phối điện thế sơ cấp cao hơn rất nhiều so với đánh lửa cơ. Điện thế thậm chí có thể vọt lên trước khi đi đến môbin, do vậy môbin có thể làm cho bugi nóng hơn, điện thế lên đến 50.000V so với điện thế 20.000V thông thường của đánh lửa cơ. Những hệ thống này chỉ có một dây ốa áp duy nhất từ công tắc điện nối đến môbin, do vậy cuộn sơ cấp là không cần thiết nữa.
Trên một số model, module điều khiển được đặt ngay bên trong bộ chia điện, nơi được dùng cho má vít. Một số thiết kế khác, module điều khiển được đặt bên ngoài bộ chia điện và có dây nối ngoài đến môbin. Trên rất nhiều xe GM, module điều khiển nằm bên trong bộ chia điện và môbin đặt trên đỉnh bộ chia điện để làm thành một hệ thống liên kết. GM gọi nó là HEI, đánh lửa cao áp.
Điện thế cao mà hệ thống cung cấp cho phép cho phép khe hở bugi lớn hơn trên các bugi dài và to bản hơn. Bugi lớn hơn cũng cho phép đốt cháy nhiên liệu tiết kiệm hơn mà vẫn đảm bảo cho xe chạy êm.
Hệ thống đánh lửa điện tử ban đầu vẫn có giới hạn và nguồn điện không có tính toán, do vậy thời điểm đánh lửa vẫn phải hiệu chỉnh, phương pháp chỉnh ly tâm và chân không vân phải được sử dụng trên bộ chia điện
Trên các hệ thống gần đây, bên trong bộ chia điện đều trống rỗng và việc phân phối điện được thực hiện do một bộ cảm biến, cảm nhận các bước răng được khớp vào trục cơ hay trục cam. Thiết bị này gọi là cảm biến vị trí trục cơ (Crankshaft Position Sensor) hoặc cảm biến vị trí trục cam (Camshaft Position Sensor). Trong hệ thống này, nhiệm vụ của bộ chia điện là phân phối đánh lửa cho từng xi lanh thông qua nắp chia điện và con quay chia điện. Máy tính sẽ tính toán thời điểm đánh lửa cần thiết, đảmbảo cho xe chạy êm.
Đánh lửa không có bộ chia điện
(từ thập kỷ 80 đến nay)
Ngày nay, hệ thống đánh lửa cơ (có bộ chia điện) đã được cải tiến thành hệ thống đánh lửa điện tử nguyên khối hoàn hảo và không có bộ chia điện. Hệ thống này hoàn toàn được điều khiển bởi một máy tính đặt ngay trong xe. Thay cho bộ chia điện, sẽ có nhiều môbin đánh lửa điện tử dành cho một hoặc hai bugi. Một động cơ 6 xi lanh điển hình có 3 môbin, được xếp gọn lại với nhau. Một dây điện bugi được nối từ cạnh môbin sẽ và đi đến bigi đã được quy định. Môbin bắn tia lửa điện cho cả 2 bugi tại một thời điểm. Một bugi đốt cháy nhiên liệu vào cuối kỳ nén để sinh công, trong khi một bugi khác tại kỳ xả sẽ không phải làm gì. Trên một số xe, mỗi xi lanh sẽ có một môbin nhất định được lắp trực tiếp trên đỉnh bugi. Thiết kế này hoàn toàn loại bỏ dây cao áp bugi và hoạt động đáng tín cậy hơn nhiều. Hầu hết các hệ thống trên đều sử dụng bugi có tuổi thọ trên 150.000km, do vậy giảm chi phí bảo dưỡng.
Về Đầu Trang Go down
http://mkt46dh1.tk
 
Hệ thống đánh lửa trên ô tô (Phần 3 )
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hệ thống đánh lửa trên ôtô - ( Phần 1 )
» Hệ thống đánh lửa trên ô tô (Phần 2 )
» Tìm tài liệu liên quan tới hệ thống nước ngọt trên tàu
» Từ điển thông minh KOOLdic 2010 cực nhanh và tốn ít tài nguyên hệ thống
» Tập quán sinh hoạt và làm việc trên tàu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1 :: Chuyên ngành :: Tham khảo-
Chuyển đến