Tin các báo đài:
“Vào hồi 1 giờ 10 phút ngày 17-6-2009, khi đang neo tại tọa độ 10015’5’’N – 107002’36’’E (cách mũi Vũng Tàu 3,5 hải lý), tàu chở dầu Nhật Thuần (thuộc Công ty TNHH Vận tải Bình Thuận, quận 7, TPHCM) đã bất ngờ phát nổ, cháy dữ dội.
Ông Lê Văn Nha, tàu trưởng kể lại, lúc đó khoảng hơn 1 giờ sáng, tàu Nhật Thuần đang kéo neo tại vị trí 10 độ 16 phút Bắc – 107 độ 3 phút Đông để di chuyển thì bất ngờ phát nổ liền 3 tiếng và cháy dữ dội. 3 tiếng nổ lớn phát ra chỉ cách nhau vài giây, anh em thuyền viên chỉ còn kịp mặc áo phao, đẩy phao bè và nhảy xuống biển bơi về phía tàu Vinashin Atlantic đậu ở gần đó.”
“Theo tin từ Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Khu vực III (Vũng Tàu MRCC), hồi 2 giờ 23 phút ngày 17.6, tàu Nhật Thuần (thuộc Công ty TNHH Bình Thuận) sau khi tiếp nhận dầu từ tàu Chí Linh rồi ra neo đậu cách tàu đó khoảng 1 km thì đột ngột bị cháy nổ và chìm.
Song đám cháy vẫn bùng phát trên mặt biển khu vực (tại vị trí 10-02N 107-03E), cách mũi Vũng Tàu 3,5 hải lý.”
“Khoảng 2g ngày 17-6, khi đến vị trí cách mũi Vũng Tàu hơn 4 hải lý về phía Tây – Nam, tàu chở dầu Nhật Thuần (đang chở khoảng 1.700 m3 dầu cặn) đã bất ngờ phát nổ và sau đó chìm hẳn xuống biển. Lúc này, trên tàu có 15 người.
Được biết, khoảng 23g30 ngày 16-6, tàu Nhật Thuần đã nhận xong dầu cặn và chất thải lẫn dầu được nạo vét từ tàu chứa dầu Chí Linh để đưa đi xử lý. Tàu chứa dầu Chí Linh đang được Liên doanh dầu khí Vietsovpetro đưa vào bờ để sửa chữa.”
“Theo tin nhận được từ Vũng Tàu MRCC (Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Khu vực III) lúc 02.23 LT ngày 17/06/2009, tàu Nhật Thuần thuộc Công ty TNHH Bình Thuận nhận dầu từ tàu Chí Linh, sau đó ra neo cách tàu Chí Linh khoảng 1000m bỗng cháy nổ, hiện đã bị chìm nhưng vẫn cháy trên mặt biển, tại vị trí 10-02N 107-03E, cách mũi Vũng Tàu 3,5 hải lý. Thông tin về tàu Nhật Thuần bị cháy lúc 01.10 cùng ngày mà Vũng Tàu MRCC nhận được là do tàu Chí Linh báo trên kênh 16 VHF.”
“Vào lúc 1 giờ 10 phút rạng sáng 17-6, tại vị trí 100 16’ Bắc- 107003’ Đông, khi đang kéo neo, để di chuyển, tàu Nhật Thuần bất ngờ phát hỏa và phát nổ. Đến 2 giờ 10 phút thì tàu chìm hẳn. Tuy đã chìm nhưng lửa trên mặt biển vẫn còn bốc cháy, đến 2 giờ 40 phút mới ngừng cháy. Hậu quả của vụ cháy nổ là 3 thuyền viên tàu Nhật Thuần mất tích, 12 thuyền viên còn lại đã nhảy khỏi tàu thoát thân.”
“Theo báo cáo của Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu, tàu Nhật Thuần (thuộc Công ty TNHH vận tải Bình Thuận, quận 7, TPHCM) sau khi nhận dầu cặn, chất thải lẫn dầu phát sinh từ quá trình vệ sinh, súc rửa tàu chứa dầu thô từ tàu Chí Linh (thuộc Vietsovpetro) và đang neo đậu tại vị trí có tọa độ cách mũi Vũng Tàu khoảng 5 hải lý về phía Tây Nam bất ngờ bị cháy, nổ và chìm tại khu vực này. “
“Khoảng 2g ngày 17-6, khi đến vị trí cách mũi Vũng Tàu hơn 4 hải lý về phía Tây – Nam, tàu chở dầu Nhật Thuần (đang chở khoảng 1.700 m3 dầu cặn) đã bất ngờ phát nổ và sau đó chìm hẳn xuống biển. Lúc này, trên tàu có 15 người.
Theo lời kể từ những thuyền viên sống sót, vào lúc 1h10, ngày 17/6, khi tàu Nhật Thuần đang thực hiện việc nhổ neo để ra tàu Ba Vì thì phát ra 3 tiếng nổ dữ dội. Sau đó, ngọn lửa bùng phát khắp mặt biển. Nhiều thuyền viên thoát nạn mặt bị rát bỏng vì lửa táp.
Thuyền trưởng Lê Văn Nha (42 tuổi, quê Hà Nam) kinh hoàng kể lại: “Khi nghe những tiếng nổ phát ra, một người trên tàu đã quăng bè cứu sinh xuống biển cùng các thuyền viên còn lại chỉ kịp mặc áo phao nhảy xuống biển thoát nạn”. Sau khi trôi nổi trên biển hơn 1 giờ, 12 thuyền viên đã đến được tàu Vinaship Attlantic (cách hiện trường gần 1km) để được cứu nạn. “
Nói đến vận chuyển sản phẩm dầu, trước tiên phải nói đến nguy cơ cháy nổ.
Nguyên nhân gây cháy nổ có thể do các yếu tố sau:
1) Phương tiện không đạt tiêu chuẩn chở dầu
2) Người tham gia chở dầu chưa nhận thức đầy đủ nguy cơ cháy nổ trên tàu dầu
3) Bất cẩn trong quá trình vận hành
Phương tiện chở dầu phải là phương tiện kín tuyệt đối. Có van thông hơi tự động. Nơi thông hơi có trang bị lưới dập lửa. Có tiếp đất các đường ống và phương tiện chuyền dầu nhằm ngăn ngừa phát ra tia lửa tĩnh điện. Có phương tiện làm mát két dầu. Có các trang bị thiết bị chữa cháy phù hợp để dập tắt đám cháy dầu.
Người tham gia chở dầu phải được trang bị kiến thức về cháy nổ do dầu gây nên. Phải hâm nóng kiến thức ngăn ngừa cháy nổ trên tàu thường xuyên.
Vận hành trên tàu dầu phải theo qui trình. Trước khi vận hành, cần rà soát lại các yêu cầu phòng chống cháy nổ. Phải loại trừ mọi nguy cơ cháy nổ trước khi thực hiện công việc.
Nguyên nhân gây cháy nổ tàu Nhật Thuần
Theo thông tin báo đài, tàu Nhật Thuần đã chở khoảng 1700 tấn dầu cặn do xúc rửa vệ sinh các két tàu chở dầu thô Chí linh.
Dầu thô là loại dầu có chứa nhiều khí cháy tự nhiên và thuộc lại có nguy cơ cháy cao(high flammable). Nó có thể bốc hơi ở nhiệt độ môi trường. Hơi dầu chiếm một tỷ lệ khối lượng nhất định trong không khí (>1% và <15%) nếu gắp tia lửa là có thể kích nổ.
Hơi dầu nặng hơn không khí nên thường bay sát sàn boong tàu, tích tụ trong các góc boong, tràn vào các kho, các két có tường bao bọc trên tàu. Một khi lượng hơi dầu đủ đậm đặc sẽ là quả bom chờ kích nổ.
Nguyên nhân cháy nổ tàu Nhật Thuần có thể là do phương tiện chở dầu không kín. Dầu bị hun nóng ở nhiệt độ môi trường đủ để bốc hơi. Hơi dầu trên boong tàu đậm đặc tràn đầy các góc kín trên boong, nên khi kéo neo, tia lửa phát ra, gây kích nổ.
Biện pháp khắc phục
Tàu chở dầu phải đạt tiêu chuẩn chở dầu và phải kín tuyệt đối. Phải trang bị thiết bị đo nồng độ hơi cháy trên tàu. Phải chú ý thông thoáng nơi làm việc và khu vực gần kề. Phải loại trừ mọi nguồn nhiệt, tia lửa kể cả các công việc va chạm mạnh gây phát nhiệt trước khi thực hiện công việc. Khi nhiệt độ môi trường cao, phải phụn sương để làm mát các khoang két dầu
Trước khi kéo neo, phải kiểm tra lượng hơi dầu xung quanh tàu. Nếu nồng độ hơi dầu cao phải có biện pháp thông thoáng. Để ngăn ngừa tia lửa trong khi kéo neo, phải mở nước rửa neo trước khi kéo neo. Cần trọng hơn, có thể dập tia lửa bằng rồng cứu hoả bổ sung.