Điều quan trọng bậc nhất là tàu phải có đủ thế vững trước khi rời cảng.
Lịch sử cho thấy rằng, không ít tàu vừa cởi xong dây đã bị lật. Không ít tàu ngiêng lệch sang một bên và không thể cân bằng trở lại, sau một cú bẻ lái đột ngột trong luồng. Nhiều tàu khi chạy trên biển, do thế vững yếu nên bị nghiêng và lật khi sóng gió tác động. Những tàu trên đã không đủ thế vững đi biển, hay thế vững quá yếu.
Lại có những tàu, dù sóng không quá lớn, nhưng vẫn lắc rất mạnh, khiến thân vỏ tàu biến dạng, xô đổ hàng hóa . Nếu vỏ tàu yếu, hậu quả làm rách vỏ tàu, nước tràn vào hầm hàng, gây chìm tàu. Những tàu đó, thế vững quá mạnh
Vậy thế vững tàu quá yếu hay quá mạnh đều không tốt.
Bạn có thể đo chu kì lắc của tàu bằng đồng hồ bấm dây. Chu kì càng dài, thế vững càng yếu. Chu kì lắc càng ngắn, thế vững tàu càng mạnh.
Vậy thế vững của tàu khoảng bao nhiêu thì phù hợp?
Trong sổ tay hướng dẫn về thế vững cho mỗi tàu(Trim and stability calculation booklet), người ta thường cho bạn đồ thị về chiều cao thế vững cho mỗi mớn nước chuyên chở của tàu(Allowable GoM curves)
Chiều cao thế vững (GoM) tối thiểu, tùy thuộc vào chủng loại tàu khác nhau. Dưới đây là những số liệu tham khảo:
Chiều cao thế vững tối thiểu cho tàu hàng khô là 0.15m
Chiều cao thế vững cho tàu chở gỗ là 0.10m
Chiều cao thế vững tối thiểu cho tàu chở hàng hạt là 0.305m