Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1

Đại Học Hàng Hải Việt Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Ôn thi Bảo vệ thực tập

Go down 
Tác giảThông điệp
daoquangdung_vn




Tổng số bài gửi : 5
Points : 14
Reputation : -1
Join date : 10/07/2009

Ôn thi Bảo vệ thực tập Empty
Bài gửiTiêu đề: Ôn thi Bảo vệ thực tập   Ôn thi Bảo vệ thực tập EmptyFri 16 Oct 2009, 14:31

1.Hệ thống xử lý dầu bẩn
_ Nhiệt độ hâm của các két dầu bẩn sludge tank : 70-90 oC
2.Hệ thống chưng cất nước ngọt
_ Độ chân không cần tạo trong bầu ? 0,06 – 0.07 at
_ Nước biển sôi trong bầu ngưng ở nhiệt độ phải nhỏ hơn 55oC
_ Bơm cấp nước biển 4 là bơm ly tâm
_ Độ ngậm muối lớn nhất cho phép của nước chưng cất là 80mg Cl/l (2.0 ppm )
_ Hút chân không liên tục
4a. Máy lái thủy lực
_ Áp suất dầu thủy lực tại cửa đẩy của bơm ?
_ Thời gian thay dầu thủy lực ?
_ Tác dụng của van tràn 6 : _ điều chỉnh tốc độ quay bánh lái, khi sửa chữa muốn rút piston ra thì phải mở van tràn 6, khi hệ thống gặp sự cố thi điều khiển bằng tay
5.Hệ thống nhiên liệu
_ Tại sao có van tràn trên đường dầu hồi ?
_ Tác dụng của van giảm áp : điều chỉnh áp suất của dầu vào BCA
_ Nhiệt độ hâm dầu FO tại két lắng : 60 – 70oC
_ Nhiệt độ hâm dầu FO tại két phục vụ : 85 – 95 oC
_ Nhiệt độ hâm dầu FO trước khi vào máy lọc : 90-98oC
_ Nhiệt độ dầu FO tại vòi phun : 130 – 140oC
_ Áp suất phun dầu vào buồng đốt : 250 – 300 kG/cm2
6.Hệ thống bôi trơn
_ Độ chênh áp suất trước và sau phin lọc ?
_ Nhiệt độ dầu nhờn vào may lọc khoang 60-70 oC
_ Nhiệt độ dầu nhờn ra khỏi động cơ : > 70oC
_ Áp suất dầu bôi trơn : 2,5 – 3,5 kG/cm2
_ Nhiệt độ dầu hâm vào máy lọc : 70 – 80 OC
7.Hệ thống làm mát
_ Nhiệt độ nước ngọt vào làm mát vào động cơ : 60-70oC
_ Nhiệt độ nước ngọt làm mát ra khỏi động cơ : 75 – 85oC
_ Nhiệt độ nước biển làm mát ra khỏi động cơ : phải nhỏ hơn 55oC ( tránh đóng muối )
_ Áp suất nước làm mát vào động cơ : 2.2- 2.5 kG/cm2
10.Hệ thống lạnh thực phẩm
_ Công chất sử dụng ?
_ Nhiệt độ công chất tại dàn bay hơi ?
_ Nhiệt độ công chất trước Van Tiết Lưu ?
_ Nhiệt độ trước cửa hút máy nén ?
_ Áp suất tại cửa hút của máy nén 4 - 4.5kG/cm2
_ Áp suất tại cửa đẩy của máy nén 14-15 kG/cm2
_ Độ chênh lệch nhiệt độ nước vào và nước ra ở bình ngưng là : 6-10oC
12.Hệ thống khởi động
_ Máy nén mấy cấp ?
_ Áp suất khởi động máy chính 20-25 kG/cm2
_ Áp suất cần nạp cho chai gió : 25kG/cm2
_ Áp suất gió quét : 1 – 2 kG/cm2
_ Cần hâm máy chính lên bao nhiêu độ trước khi khởi động : > 50oC
Quy trình vận hành
Máy lọc dầu
Chuẩn bi khởi động máy lọc
Trước khi khởi động máy lọc ta phải kiểm tra máy lọc cẩn thận để khẳng định máy lọc khi khởi động sẽ không có vấn đề gì trục trặc. Quy trình kiểm tra theo các bước sau:
Trống lọc phải được vệ sinh sạch sẽ và phải được lắp ráp hoàn chỉnh, đúng dấu, dúng lực xiết. Các dấu trên trống máy lọc phải thẳng hàng.
Kiểm tra và khẳng định rằng các đai ốc cố định nắp máy lọc dã xiết chặt.
Kiểm tra và xiết lại êcu hãm đầu trục đứng.
Nhả phanh.
Via trục máy lọc bằng tay mà cảm thấy trống lọc quay được rễ ràng.
Kiểm tra và khẳng định các van đã mở đúng.
Kiểm tra mức dầu trong các te máy lọc qua kính nhì, nếu dầu nằm giữa kính nhìn là được.
Kiểm tra nước trong két trọng lực, các van cấp nước điều khiển đóng lại (Máy lọc Mitshubishi) hoặc xoay van điều khiển sang vị trí 2(Máy lọc Alfa-Laval).
Kiểm tra và khẳng định trục quay đúng chiều.
Các bước từ 1-3 áp dụng cho máy lọc sau khi vệ sinh, sửa chữa.
b. Khởi động máy lọc
Ấn nút start trên bảng điện để khởi động máy lọc, theo dõi tốc độ máy lọc qua dòng tải trên bảng điện. Khi dòng tải nhỏ và không giảm nữa thì trống lọc đã chạy đủ tốc độ.
Hâm dầu trong bầu hâm.
Đóng trống bằng cách xoay tay điều khiển sang vị trí 3 và chờ đến khi có nước chảy ra tại vòi chỉ thị thì xoay nhanh sang vị trí số 4 (Đối với máy lọc Alfa-Laval), còn máy lọc Mitsubíhi SJ, SJT thì mở van xoay hết cỡ và chutsau khoảng 1-2 phút thì trống đóng hoàn toàn.
Cấp nước đệm cho máy lọc bằng cách cấp nước vào theo đường cấp dầu cho đến khi nước chảy ra theo đường nước (nhìn qua kính nhìn).
Sau khi dầu hâm đã đạt nhiệt độ lọc thì cấp dầu vào máy lọc bằng cách mở van cấp dầu vào máy lọc và đóng van by-pass lại.
Điều chỉnh nhiệt độ dầu hâm bằng van by-pass.
Chú ý khi khởi động
Nếu trong quá trình khởi động mà có tiếng kêu lạ thì phải tắt ngay máy lọc, tìm guyên nhân, khắc phục sau đó mới được khởi động lại.
Khi khởi động sẽ có hiện tượng máy lọc rung khi qua vòng quay cộng hưởng nhưng không phải là hiện tượng bất bình thường. Trường hợp rung này chỉ xẩy ra trong thời gian rất ngắn. Nếu rung động kéo dài thì đó là điều không bình thường, phải dừng máy lọc ngay.
c. Xả cặn cho máy lọc.
Khi máy lọc làm việc trong một thời gian, cặn được tách ra khỏi dầu sẽ bám bên ngoài cùng của trống lọc, nếu thời gian càng dài thì lớp cáu cặn càng tiến vào trong và sẽ báp lên bề mặt các đĩa lọc gây cản trở quá trình lọc. Chính vì vậy ta phải định kỳ xả cặn cho trống lọc. Thứ tự các bước xả cặn như sau:
Đóng van cấp dầu và mở van by-pass.
Cấp nước đệm cho máy lọc để dồn dầu còn lại trong trống lọc.
Cấp nước hạ trống máy lọc, nếu máy lọc Alfa-Laval thì ta xoay tay điều khiển sang vị trí 1, còn máy lọc của hãng Mitsubishi thì ta gạt van gạt sang vị trí mở van (cấp nước có áp lực cao).
Khi trống đã sập thì ta xoay van điều khiển sang vị trí 2 là vị trí cắt nước hoàn toàn (Máy lọc Alfa-Laval) hoặc xoay van gạt sang vị trí đóng để xả hết nước trong cơ cấu nâng hai trống thì các van một chiều mới được đóng lại (thời gian này khoảng từ 5-6 giây).
Đóng trống bằng cách xoay van diều khiển sang vị trí số 3 cho đến khi có nước chẩy ra ở vòi chỉ thị thì xoay van sang vị trí số 4 (Máy lọc Alfa-Laval), còn máy lọc Hãng Mitsubishi thì ta mở van vặn ch hết cỡ và chờ khoảng 5-10 giây cho trống đóng hoàn toàn và van vặn vẫn mở trong suốt thời gian máy lọc làm việc.
Cấp nước đệm vào trống lọc.
Cấp dầu vào máy lọc
d. Dừng máy lọc
Dừng máy lọc cũng nhất thiết phải theo quy trình mà hãng chế tạo đưa ra.
Đóng van cấp dầu để dừng cấp dầu.
dừng hâm dầu.
cấp nước đệm cho máy lọc để dồn dầu.
Mở trống bằng cách xoay van điều khiển sang vị trí 1 cho đến khi trống xập thì xoay sang vị trí 2 và đóng van cấp nước tới van điều khiển(đối với máy lọc Alfa-Laval), còn với máy lọc hãng Mitsubishi thì gạt van gạt sang vị trí mở trống và khoá van lại khi trống đã xập, van cấp nước duy trì trống đóng lại.
Dừng động cơ lai bằng cách ấn vào núm stop trên bảng điện.
Bảo dưỡng máy lọc nếu thấy cần thiết.
Đóng toàn bộ các van trong hệ thống và vệ sinh khu vực xung quanh máy lọc.

Thiết bị chưng cất nước ngọt
Khi khai thác thiết bị C.C.N.N cần phải thực hiện đúng các yêu cầu, chỉ dẫn, qui trình khai thác của nhà chế tạo về công tác chuẩn bị, khởi động, theo dõi và điều chỉnh sự hoạt động và dừng sự làm việc của thiết bị. Trường hợp cần thiết có thể tuân theo các qui ước chung sau đây:
a.Chuẩn bị đưa thiết bị vào làm việc:
 Kiểm tra trạng thái bề mặt ngoài của thân và nắp.
 Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các bơm nước biển, bơm tạo độ chân không, bơm hút nước ngưng.
 Kiểm tra và hiệu chỉnh (nếu có thể) các đồng hồ chân không kế, áp kế, nhiệt kế và lưu lượng kế.
 Kiểm tra các mối lắp ghép, các gioăng làm kín, các bu lông lắp ghép.
 Kiểm tra van phá chân không, các van chặn ở vị trí sẵn sàng làm việc.
 Kiểm tra và cấp nguồn cho bảng điện điều khiển.
 Đóng van phá chân không.
b.Khởi động thiết bị C.C.N.N:
 Khởi động bơm nước làm mát bình ngưng sau đó tiến hành điều chỉnh áp suất và lưu lượng.
 Khởi động bơm tạo độ chân không và hút nước tràn trong bầu bay hơi, tiến hành tạo độ chân không cho thiết bị đến giá trị yêu cầu.
 Khi độ chân không đạt yêu cầu thì tiến hành mở van chặn trên đường nước nóng ra từ động cơ diesel (hoặc hơi từ nồi hơi nếu trường hợp dùng hơi gia nhiệt cho bầu bay hơi) vào bầu bay hơi.
 Khi thấy nước ngưng xuất hiện trên đường ống trước bơm nước ngưng thì tiến hành khởi động bơm hút nước ngưng.
c. Theo dõi và điều chỉnh sự hoạt động của thiết bị:
Trong thời gian thiết bị C.C.N.N làm việc cần phải quan tâm theo dõi và kiểm tra các thong số sau:
 Áp suất và nhiệt độ của chất gia nhiệt.
 Áp suất và nhiệt độ của nước làm mát bình ngưng.
 Áp suất và nhiệt độ của hơi thứ cấp.
 Độ ngậm muối, chất lượng và sản lượng nước cất được tạo ra.
 Độ chân không trong bình ngưng.
 Kiểm tra và theo dõi sự làm việc của bầu bay hơi qua kính quan sát.
d. Dừng hệ thống:
 Dừng sự hoạt động của bơm nước ngưng.
 Đóng các van chặn trên đường nước hâm sấy vào và ra khỏi bầu bay hơi.
 Dừng bơm nước làm mát bình ngưng.
 Phá độ chân không trong bình ngưng bằng cách mở van phá chân không.
 Dừng bơm hút chân không, bơm cấp nước cho bầu bay hơi, bơm hút nước tràn của bầu bay hơi và đóng tất cả các van chặn đẩy, chặn hút của các bơm này lại.
Cắt nguồn điện cho bảng điện điều khiển hệ thống

Vận hành và bảo dưỡng hệ thống lạnh
_Khai thác hệ thống lạnh..
_ Quy trình dừng hệ thống lạnh
Quy trình dừng hệ thống lạnh này dùng cho hệ thống lạnh một cấp nén. Mục đích chủ yếu là để sau khi dừng hệ thống, công chất lỏng sẽ không còn dàn bay hơi để gây khó khăn cho lầm khởi động tiếp theo và công chất cũng khó dò lọt qua phần thấp áp. Quy trình gồm các bước sau đây:
1. Đóng van cấp lỏng, thời gian đủ lâu để máy nén hút hết công chất trong phần thấp áp dồn về bình ngưng, bình chứa.
2. Đóng van chặn trên đường ống hút trước máy nén.
3. Tắt động cơ lai máy nén
4. Khi trục khuỷu đã ngừng quay, đóng nhanh van chặn trên đường ống xả.
5. Tắt quạt gió buồng lạnh.
6. Tắt bơm nước làm mát bình ngưng.
_ Quy trình khởi động
Quy trình này dùng cho một hệ thống máy lạnh thực phẩm thường dùng dưới tàu.
1. Kiểm tra các vật vướng xung quanh máy nén, dây cu roa, kiểm tra nguồn điện cho máy nén, kiểm tra mức dầu nhờn trong cácte máy nén, nếu có hãm dầu thì hãm trước khi khởi động 15' - 30’.
2. Kiểm tra tất cả các van giữa máy nén và bình ngưng xem đã mở chưa, yêu cầu là tất cả các van này phải mở trước khi bật động cơ lai máy nén.
3. Bật bơm nước làm mát bình ngưng.
4. Bật công tắc khởi động động cơ lai máy nén. Theo dõi áp suất dầu nhờn bôi trơn nếu có, lắng nghe các tiếng động lạ.
5. Mở từ từ van chặn trên đường ống hút, theo dõi xem máy nén có bị ngập lỏng không, nếu bị ngập lỏng thì đóng van chặn lại và sau một lúc lại mở lại thật từ từ hơn.
6. Chỉnh van tiết lưu, mở van cấp lỏng, theo dõi các thông số như áp suất hút, áp suất đẩy, áp suất dầu,... xem có bình thường không.
7. Bật quạt gió buồng lạnh (nếu có).
Lưu ý: Người vận hành nên theo dõi 30' - 60’ đầu sau khi khởi động.
*. Khởi động hệ thống lạnh hai cấp nén
Với hệ thống lạnh hai cấp nén cùng chung một máy nén thì quy trình khởi động cũng tương tự như trên, phải lưu ý hơn đến việc làm mát trung gian. Với hai cấp nén riêng biệt thì ta phải thao tác với máy nén cấp hai trước, sau khi đã đạt được những thông số ổn định với bình ngưng và bình chứa trung gian thì ta mới tiêns hành khởi động máy nén cấp 1.
_ Phá băng dàn bay hơi
Khi thấy dàn bay hơi bị bám bằng nhiều, nhiệt độ buồng lạnh tăng, băng tuyết bám về máy nén thì ta phải phá bằng dàn bay hơi. Cách phá băng phụ thuộc vào cấu tạo của hệ thống ngưng nguyên tắc chung là trước lúc phá băng, cần đóng van cấp lỏng hoặc van tiết lưu của dàn bay hơi cần phá bằng trong thời gian đủ lâu để máy nén hút hết công chất lỏng có sẵn trong dàn bay hơi.
_ Xả không khí
Trong quá trình hoạt động của hệ thống lạnh, nếu ta thấy có nhiều dấu hiệu chứng tỏ sự có mặt nhiều của không khí trong hệ thống như nhiệt độ buồng lạnh tăng, công nén lớn, áp suất ngưng tụ tăng, qua van tiết lưu có tiếng rít,... thì ta phải tiến hành xả không khí
_ Nạp bổ sung dầu nhờn
Nếu qua kiểm tra, ta thấy trong các te máy nén thiếu dầu nhờn thì ta phải nạp bổ sung dầu nhờn. Việc nạp bổ sung dầu nhờn gồm các bước sau:
a. Kiểm tra, đọc lý lịch xem trong máy nén đang dùng loại dầu gì.
b. Chuẩn bị lượng dầu đúng chủng loại, tinh khiết sạch sẽ.
c. Chuẩn bị dây nạp dầu nhờn, vặn vào van nạp dầu 3 trên máy nén, nhúng một đầu vào thùng dầu, mở van nạp dầu xả e cho dây nạp xong đóng van lại.
d. Vẫn để máy nén hoạt động bình thường, đóng van cấp lỏng 6 hoặc van chặn đường hút báp áp suất chân không, có thể dừng máy nén hoặc có thể vẫn để máy nén chạy, mở van nạp dầu, dầu tự chảy vào các te. Qua kính nhìn thấy mức dầu nhờn trong các te đủ thì ngừng nạp.
Chú ý: Nếu không có dầu đúng loại thì ta phải chuẩn bị dầu tương đương, nhưng lúc này không nên nạp bổ sung mà nên xả hết dầu cũ ra nạp mới toàn bộ dâu tương đương.
_ Nạp bổ sung công chất:
Khi trong hệ thống lạnh có dấu hiệu chứng tỏ sự thiếu công chất như áp suất hút, xả giảm, nhiệt độ buồng lạnh tăng,... thì ta nên tiến hành dò tìm chỗ hở, làm kín lại và tiến hành nạp bổ sung công chất. Việc nạp bổ sung công chất về cơ bản giống như việc nạp mới công chất sau khi lắp ráp, sửa chữa được
7.2. Những sự cố thường gặp, biểu hiện nguyên nhân và cách khắc phục
1. Ngập lỏng:
Đây là hiện tượng rất hay xảy ra với áy lạnh dùng NH3 và đôi khi cùng xảy ra với máy lạnh dùng Freon.
Biểu hiện:
- Băng tuyết bám tận thân máy nén, Klape có tiếng gõ lạ, Áp suất hút tăng- Áp suất dầu giảm- Thân máy nén và nắp quy lát lạnh, nhiệt độ hơi xả thấp- Cường độ dòng điện cao, có biểu hiện quá tải.
Nguyên nhân và cách khắc phục.
- Nếu xảy ra lúc hệ thống đang khởi động thì do lần dừng máy trước, trong dàn bay hơi còn rất nhiều công chất lỏng. Còn cách khắc phục là mở van nút thật từ từ.
- Nếu xảy ra lúc hệ thống đang hoạt động thì do van tiết lưu mở quá to, cách khắc phục là chỉnh lại van tiết lưu cho phù hợp.
- Nếu xảy ra lúc nạp công chất bằng thể hơi thì do đặt vị trí chai ga, các van mở quá to. Cách khắc phục là nạp thể hơi theo đúng quy trình.
Tác hại:
Công chất lỏng đi vào xilanh và không chịu nén do đó có thể làm gẫy clape, gãy xéc măng, cong tay biên,...
Do công chất lỏng về các te, bơm dầu hút công chất lỏng làm áp suất dầu bôi trơn giảm, có thể làm cháy bạc trục, bạc biên.
Thông thường, để hạn chế tác hại của việc ngập lỏng, người chế tạo thường định vị clape xả hoặc bằng van xả bằng một lò xo cứng gọi là lò xo chống ngập lỏng, khi ngập lỏng thì toàn bộ bảng van được nhấp lên.
2. Tắc bẩn:
Hiện tượng này thường xảy ra sau khi sửa chữa hệ thống hoặc hệ thống làm việc sau một thời gian dài.
Biểu hiện:
Sau khi khởi động
- Máy nén vẫn làm việc bình thường- Dàn nóng không nóng, dàn lạnh không lạnh- Áp suất hút là chân không- Sau chỗ tắc (nếu không tắc hẳn) thường có tuyết bám, cấp nhiệt vào đây thì Po không tăng.
Nguyên nhân:
- Trong khi sửa chữa, vệ sinh các chi tiết không sạch
- Các van, ống bị ô xy hóa, ăn mòn.
- Dùng dầu nhờn hoặc công chất có lẫn tạp chất
- Do tái sinh Silicagel ở nhiệt độ quá cao
Cách khắc phục:
+ Xác định đúng chỗ bị tắc, vệ sinh hoặc thay thế
3.Tắc ẩm:
Hiện tượng này chỉ xảy ra với máy lạnh sử dụng Freon
Biểu hiện: Sau khi khởi động
- Hệ thống làm việc bình thường một thời gian ngắn sau đó.
- Lưu lượng công chát lưu thông giảm, bình ngưng nguội dần hoặc nguội hẳn, áp suất hút xuống thấp hoặc chân không. Ngay sau chỗ tắc có tuyết bám, cấp nhiệt vào thì thông, áp suất hút tăng nhưng sau một lúc lại tắc lại.
Nguyên nhân:
Do trong hệ thống có lẫn nước, chỉ một phần rất nhỏ hòa tan với Freon còn phần lớn còn lại tồn tại ở dạng tự do, khi đi qua thiết diện nhỏ ở phần thấp áp thường là van tiết lưu, có nhiệt độ thấp thì nước đóng băng, lấp dần thiết diện đó, làm tắc ẩm hệ thống.
Cách khắc phục:
- Cách khắc phục tạm thời là vấn đề để cho hệ thống hoạt động, đợi nước sôi hoặc cấp nhiệt liên tục làm tan chỗ tắc, sau khi băng tan ra thì hệ thống lại làm việc bình thường, nhưng sau một thời gian thì hiện tượng tắc ẩm lại trở lại.
- Cách khắc phục triệt để, nhưng mất công và tốn kém là: thay thế công chất và dầu nhờn trong hệ thống bằng công chất và dầu nhờn mới. Vệ sinh phin lọc ẩm, thay mới hạt chống ẩm, hút chân không và sấy hệ thống thật triệt để. Nếu có R11 thì nạp vào để hút nước rồi xả ra.
4. Thiếu công chất:
Biểu hiện:
- Nhiệt độ buồng lạnh tăng- Áp suất Po, Pk đều thấp hơn bình thường- Thân nắp máy nén nóng
- Cường độ dòng điện nhỏ- Qua kính không nhìn thấp nước lỏng- Tuyết không phủ kín dàn bay hơi- Qua van tiết lưu có tiếng gió rít.
Nguyên nhân:
- Nạp thiếu công chất
- Trong hệ thống có chỗ hở.
Cách khắc phục:
- Dò tìm chỗ hở và làm kín lại
- Nạp bổ xung công chất
5. Thừa công chất
Biểu hiện:
- Áp suất hút và xả đều cao, không giảm được.- Băng tuyết bám đến các te máy nén. Thân máy nén mát- Cường độ dòng điện cao, có biểu hiện quá tải, khó khởi động động cơ
Cách khắc phục:
Rút công chất vào chai hoặc xả cho vừa phải
6. Trong hệ thống có nhiều không khí:
Biểu hiện:
- Áp suất hút bình thường- Áp suất Pk cao hơn bình thường- Qua van tiết lưu có tiếng gió- Cường độ dòng điện lớn- Nhiệt độ buồng lạnh cao
Cách khắc phục:
- Tiến hành xả không khí
7. Bình ngưng bị bẩn, bị tắc một số ống
Biểu hiện:
- Áp suất hút bình thường- Áp suất ngưng tụ tăng cao hoặc quá cao- Độ chênh lệch nhiệt độ nước vào, ra thấp- Nhiệt độ buồng lạnh tăng cao
Cách khắc phục:
- Vệ sinh bình ngưng
- Thông rửa, thay thế các ống bị tắc.
8. Mất áp suất dầu bôi trơn:
Biểu hiện
- Nhìn đồng hồ áp suất dầu nhỏ hoặc không có
- Rơle bảo vệ áp suất dầu không cho máy chạy nguyên nhân và cách khắc phục
- Do dầu quá bẩn, phin lọc dầu bị tắc - thay dầu nhờn, rửa phin lọc
- Mức dầu trong các te quá thấp => kiểm tra hệ thống hồi dầu từ bình tách dầu về máy nén, nạp bổ sung dầu nhờn.
- Bơm dầu bị hỏng => tháo sửa chữa, thay thế.
9. Quá tải động cơ lai máy nén:
Hiện tượng này thường xảy ra khi chạy lạnh các buồng lạnh và mới nhập hàng hóa.
Biểu hiện:
- Thân động cơ điện rất nóng, nhiệt độ hơi xả cao (1300C)
- Dòng nhiệt tiêu thụ cao hơn định mức
- Rơle bảo vệ quá tải luôn ngắt.
Cách khắc phục:
- Giảm áp suất hút (chỉnh van tiết lưu)- Giảm bớt phụ tải nhiệt => cắt bớt buồng lạnh=> Giảm tốc độ quạt gió buồng lạnh=> Nhập hàng hóa từ từ.
10. Gãy xéc măng:
Biểu hiện:
- Ngay sau lúc này có tiếng kêu lạ- Thành vách xilanh rất nóng- Áp suất hút tăng, áp suất xả giảm
- Nhiệt độ buồng lạnh tăng
Cách khắc phục:
- Đóng các van hút và van xả của máy nén
- Tháo máy nén thay xéc măng.
11. Gẫy klape
Khi gãy klape hút của một xilanh máy nén thì:
- Ngay sau lúc này có tiếng kêu lạ- Nắp quy lát của xilanh đó không nóng- Khả năng hút chân không của máy nén kém- Áp suất hút tăng, áp suất ngưng tụ bình thường hoặc hơi giảm- Nhiệt độ buồng lạnh.
Nguyên nhân:
- Do ngập lỏng nhiều lần.
- Do hoạt động lâu dài bị mài mòn, mệt mỏi.
Cách khắc phục:
- Đóng các van hút và van xả.
- Tháo mặt quy lát, thay klape.
Theo dõi, vận hành hệ thống lạnh
_ Kiểm tra thường xuyên:
- Các thông số trên áp kế (áp suất hút, áp suất trung gian, áp suất xả, áp suất dầu), nhiệt kế (nhiệt độ cửa hút cửa xả, nhiệt độ của nước vào, nước ra,...) ampe kế (dòng điện của máy nén, bơm quạt,...) vôn kế.
- Nhiệt độ tại các xilanh, gối đồ, bộ làm kín đầu trục (thông thường bằng cảm giác).
- Mức dầu trong các te
- Mức độ công chất lỏng cấp vào dàn bay hơi.
_ Hút chân không cho hệ thống lạnh
Việc hút chân không cho hệ thống lạnh trước lúc nạp công chất là rất quan trọng và rất cần thiết, nhằm:
- Hút hết không khí và hơi nước khỏi hệ thống.
- Kiểm tra lần cuối độ kín của hệ thống
Việc hút chân không cho hệ thống có thể tiến hành bằng bơm hút chân không độc lập hoặc bằng bản thân máy nén của hệ thống.
Việc hút chân không bằng máy nén của hệ thống xem hình 7.2.
Trong hình 7.2. Các van (1, 2, 3) (4, 5, 6) (7, 8, 9) trong thực tế là các van 3 ngả,v ẽ như trên hình là để thuyết minh.
Khi hút chân không, các van thông ra ngoài 3,9,10 đóng, chỉ mở van 6, các van khác 1, 2, 4, 5, 7, 8 mở cho máy nén chạy, không khí được hút từ sau van 5 và đổ ra ngoài qua van 6. Khi đóng đồng hồ Po báo độ chân không càng cao thì chứng tỏ hệ thống càng kín và máy nén càng tốt.
_ Nạp công chất cho hệ thống
Sau khi hút chân không và kiểm tra lại độ kín của hệ thống lần cuối, chúng ta tiến hành nạp công chất cho hệ thống. Trước khi nạp công chất, chúng ta cần phải biết:
- Trong hệ thống đang dùng loại công chất gì. Kiểm tra chai công chất có đúng không.
- Xem qua tài liệu của hệ thống xem cần nạp bao nhiêu thì đủ. Nếu không có tài liệu thì phải quan tâm tới những thông số như mức ga trong bình ga, áp suất hút, áp suất đẩy, độ hồi ga trên đường hút,... để kết luận theo kinh nghiệm lượng ga thế vào là vừa đủ.
- Xả e cho dây nạp thật cẩn thận.
Có hai cách nạp công chất hay dùng như sau:
_Nạp thể hơi:
Hay đươc bố trí với hệ thống lạnh cỡ nhỏ, khi việc bố trí van nạp thể lỏng là không cần thiết. Nhược điểm của phương pháp này là thời gian nạp lâu, thao tác không đúng dễ làm hỏng máy nén.
Chuẩn bị chai ga, xả e cho dây nạp, chai ga bắt buộc phải đặt đứng, mở van 3 và van chai 6 ở mức độ vừa phải, vẫn cho máy nén hoạt động bình thường.
7.4.2. Nạp thể lỏng:
Để tránh những nhược điểm như đã nêu ở trên với phương pháp nạp thể hơi, đối với hệ thống cỡ vừa và lớn, bao giờ cũng có van nạp thể lỏng. (Xem hình 7.4).
- Trong trường hợp này , chuẩn bị dây nạp ga và xả e cho dây nạp, chai ga đặt nghiêng trúc đầu một góc từ 15 đến 90 độ, đóng van chặn 7, mở van chai 11 và van số 9. Chai ga đóng vai trò như bình ngưng, công chất lỏng tiết lưu qua van tiết lưu bay hơi trong dàn bay hơi về máy nén rất an toàn.
*) Hiện tượng bùng sôi của Frêon trong dầu nhờn.
Như ta đã biết, dầu nhờn và đa số các loại Frêon đều có khả năng hóa tan với nhau rất lớn. Khả năng hòa tan của frêon và bể dầu nhờn phụ thuộc vào áp suất và nhiệt độ trong các te máy nén. Khả năng hòa tan  này tăng lên khi áp suất tăng lên và nhiệt độ giảm đi và giảm đi khi áp suất giảm đi và nhiệt tăng lên:
 tăng khi p tăng và t giảm
 giảm khi p giảm và t tăng.
Trong quá trình vận hành và sử dụng máy lạnh, ta thấy rằng sau khi máy nén ngừng hoạt động, áp suất trong các te tăng lên và nhiệt độ dầu nhờn trong các te giảm xuống. Hai điều kiện này làm cho nồng độ hoà tan của Freon vào trong dầu nhờn tăng lên, lượng Freon hòa tan vào dầu nhờn lúc này nhiều. Khi ra khởi động máy nén, áp suất trong cac te giảm đột ngột, làm giảm nhanh khả năng hoà tan của Freon trong dầu nhờn. Lượng Freon lớn hòa tan sẵn trong dầu nhờn lúc máy nén nghỉ lập tức bay hơi mãnh liệt, sôi trào ra khỏi dầu, cuốn theo cả dầu tạp thành những bong bóng (vỏ là dầu nhờn, ruột là Freon), hoặc đi vào xi lanh máy nén, sinh ra hiện tượng thủy kích mang theo nhiều dầu đến các thiết bị trao đổi nhiệt. Hoặc đi vào bơm dầu nhờn (thường là bơm bánh răng) làm cho áp suất nhờn giảm xuống (do hút bong bóng) không đủ để đi bôi trơn các bộ phận và rơ le bảo vệ áp suất dầu nhờn không đưa máy nén vào làm việc.
Qua trên, ta thấy hiện tượng bùng sôi của Freon chỉ xảy ra khi khởi động máy nén và thường được giải quyết, khắc phục bằng cách:
- Trong vận hành, khi dừng máy nén phải tìm cách sao cho lượng Freon tồn tại trong cácte máy nén là ít nhất.
- Trong chế tạo, người ta thường đưa vào các te máy nén thiết bị sưởi điện khoảng 100 300W. Thiết bị này hoạt động khi máy nén nghỉ, làm cho nhiệt độ dầu nhờn lúc máy nghỉ không xuống thấp để nồng độ Freon trong dầu nhờn không tăng lên khi máy nén nghỉ.
*) Những nguyên nhân nước xâm nhập vào hệ thống lạnh.
- Do hệ thống không được sấy khô tốt sau khi lắp ráp, sửa chữa, thử áp suất.
- Do cuộn dây của động cơ điện (với máy nén khí) còn ẩm.
- Có lẫn trong công chất hoặc dầu nhờn.
- Có lẫn trong không khí còn sót lại trong hệ thống do hút chân không không tốt hoặc xâm nhập vào hệ thống lạnh lúc hệ thống làm việc với áp suất chân không.
_ Tác hại của nước khi xâm nhập vào hệ thống lạnh
Tác hại của nước khi xâm nhập vào hệ thống lạnh phụ thuộc vào khả năng hòa tan của nước vào trong công chất.
1. Với loại công chất có thể hòa tan với nước ở nồng độ cao như NH3 thì chúng hòa trộn với nhau tạo thành dung dịch. Tác hại của chúng trong trường hợp này là làm tăng khả năng ăn mòn kim loại của công chất. Ví dụ NH3 khi ở dạng nguyên chất thì gần như không ăn mòn kim loại, còn khi kết hợp với nước thì tạo thành kiềm NH4OH có khả năng ăn mòn kim loại rất mạnh, đặc biệt là ăn mòn đồng và các hợp kim của đồng.
2. Với công chất không hòa tan vô cùng ít với nước (như các loại Freon) thì lượng nước xâm nhập vào hệ thống chỉ mất một phần không đáng kể để hòa tan với công chất, còn phần lớn còn lại tồn tại ở dạng tự do, gây ra tác hại sau:
- Gây ẩm, giảm cách điện của động cơ điện
- Nước tự do sẽ đóng băng tại những nơi có thiết diện ở vùng thấp áp, gây ra hiện tượng tắc ẩm, làm tắc một phần hoặc toàn bộ hệ thống.
- Làm tăng khả năng ăn mòn kim loại của công chất
- Làm xả ra các phản ứng hóa học phức tạp như tạo nên lớp rỉ trong các bề mặt sắt thép, giải phóng đồng khỏi các hợp kim của đồng,...
_ Khử nước khỏi hệ thống lạnh
Trong thực tế người ta khử nước khỏi hệ thống lạnh bằng hai cách:
1) Ngăn ngừa không cho nước xâm nhập vào hệ thống bằng cách tiến hành tất cả các biện pháp để khử các nguyên nhân làm cho nước xâm nhập vào hệ thống như đã nêu ở trên.
2) Khử nước đã xâm nhập vào hệ thống: Với loại công chất không hòa tan với nước thì dùng các chấp hấp thu nước đặt trong bình tách nước bố trí sau bình ngưng, bình chứa lỏng, trước van tiết lưu. Đối với hệ thống nhỏ như tủ lạnh đôi khi người ta dùng còn matalic, etalic,...
*) Những nguyên nhân xuất hiện của không khí vào hệ thống lạnh
- Do hút chân không trước khi nạp công chất không triệt để
- Có lẫn trong công chất
- Trong quá trình sửa chữa từng phần của hệ thống, tiến hành xả không khí không triệt để.
- Do dò lọt tại phần thấp áp khi hệ thống hoạt động với áp suất chân không.
Không khí khi xâm nhập vào hệ thống lạnh thường tập trung tạ phía trên bình ngưng và bình chứa lỏng. Ta có thể xác định sự có mặt của không khí trong bình ngưng một cách chính xác bằng phương pháp sau đây: Dừng hệ thống nhưng vẫn cho bơm nước làm mát bình ngưng hoạt động đến khi không có sự hâm nóng nước khi đi qua bình ngưng nữa, nghĩa là nhiệt độ nước mát vào bằng nhiệt độ nước mát ra và bằng nhiệt độ công chất lỏng. Đọc trị số của áp kế trên bình ngưng Ptb và tra bảng hơi bão hòa của công chất (ứng với nhiệt độ công chất lỏng đã có) là áp suất hơi bão hòa Pbh). Hiệu giữa hai áp suất Htb - Pbb là áp suất riêng của không khí. Áp suất riêng này càng lớn thì lượng không khí có trong hệ thống càng nhiều.
_ Tác hại của không khí khi xuất hiện trong hệ thống lạnh.
1. Bằng áp suất riêng của mình, không khí làm tăng áp suất toàn bộ trong bình ngưng.
Ptb = Pcc + Pkk
Ptb- áp suất bình ngưng đo bằng áp kế
Pcc- áp suất riêng của công chất
Pkk - áp suất riêng của không khí
Và do đó làm tăng tỷ số nén, tăng công nén, giảm năng suất của máy nén, giảm hệ số làm lạnh.
2. Không khí thường tập trng tại những chỗ lạnh nhất của các thiết bị trao đổi nhiệt nên, công chất không thể trực tiếp tiếp xúc với bề mặt trao đổi nhiệt được do đó làm giảm hệ số truyền nhiệt trong các thiết bị trao đổi nhiệt.
3. Không khí mang theo nước vào trong hệ thống
4. Làm tăng khả năng gây nổ của công chất
*) Xả không khí khỏi hệ thống.
Như trên đã phân tích, không khí khi xâm nhập vào hệ thống lạnh có những tác hại nhất định cho nên khi lượng không khí có trong hệ thống là đáng kể thì ta phải tiến hành xả khôngkhí. Nguyên tắc của việc xả không khí là làm sao để xả được nhiều không khí nhất và mất mát ít công chất nhất.
1. Với hệ thống lạnh cỡ nhỏ và vừa, người ta thường tiến hành xả không khí bằng cách; dừng máy nén, vẫn cho bơm nước làm mát làm việc đến khi toàn bộ công chất ngưng tụ hết, sau đó mở van xả không khí trên nóc bình ngưng bình chứa thật từ từ đến khi bằng kinh nghiệm cảm thấy gần hết không khí là được.
2. Với hệ thống lạnh cỡ lớn, như dưới các tàu đông lạnh và các kho lạnh lớn, khi lượng công chất xâm nhập vào nhiều và thường xuyên, và việc dừng máy nén để xả e có thể làm hư hại hàng hóa thì người ta bố trí vào hệ thống bình tách không khí.
Về Đầu Trang Go down
 
Ôn thi Bảo vệ thực tập
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thực tập năm thứ 3
» Thực tập ( nhóm 1 )
» Thực tập Sao Biển ( nhóm 2 )
» Thực tập tốt nghiệp - Nhóm 1 - P1
» Thực tập tốt nghiệp - Nhóm 1 - P2

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1 :: Chuyên ngành :: Tham khảo-
Chuyển đến