Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1

Đại Học Hàng Hải Việt Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Hệ thống đánh lửa trên ôtô - ( Phần 1 )

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 164
Points : 441
Reputation : 4
Join date : 30/06/2009
Age : 37
Đến từ : Hai Phong

Hệ thống đánh lửa trên ôtô - ( Phần 1 ) Empty
Bài gửiTiêu đề: Hệ thống đánh lửa trên ôtô - ( Phần 1 )   Hệ thống đánh lửa trên ôtô - ( Phần 1 ) EmptyThu 02 Jul 2009, 11:39

Hệ thống đánh lửa trên ôtô - ( Phần 1 ) 251106_ignition%20system


Phần 1: Chức năng và khái niệm cơ bản
Chức năng của hệ thống đánh lửa là tạo ra tia lửa đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu trong buồng đốt của động cơ. Nó phải tạo ra sự đánh lửa chính xác trong hàng nghìn lần/phút trên mỗi xi lanh của động cơ. Nếu sự đánh lửa bị ngưng trễ trong khoảng 1 giây, động cơ sẽ hoạt đống yếu đi và thậm chí ngừng hoạt động.
Khi piston chuyển động đến điểm chết trên, hệ thống đánh lửa cung cấp một điện thế rất cao cho bugi của từng xi lanh. Đầu của mỗi bugi có một khe hở, nơi mà điện thế phải lọt qua để chạm vào nguồn mát, do đó tạo ra ra tia lửa điện.
Điện thế cung cấp cho bugi vào khoảng giữa 20.000V-50.000V, thậm chí cao hơn. Nhiệm vụ của hệ thống đanh lửa là sản sinh ra dòng điện cao áp từ nguồn chỉ 12V và đưa nó đến từng xi lanh theo thứ tự nổ của động cơ tại thời điểm yêu cầu.
Hãy xem nó vận hành ra sao.
Hệ thống đánh lửa có 2 nhiệm vụ. Thứ nhất, tạo ra dòng điện cao áp đủ lớn (>20.000V) để xuyên qua khe hở trên đỉnh bugi, do đó tạo tra tia lửa đủ mạnh để đốt cháy hỗn hợp nhiện liệu trong buồng đốt. Thứ hai, nó phải điều khiển thời điểm đánh lửa sao cho đúng lúc và chuyển đến đúng xi lanh yêu cầu.
Hệ thống đánh lửa chia làm 2 phần, phần mạch sơ cấp và mạch thứ cấp. Phần mạch sơ cấp hoạt động dựa trên nguồn điện của ắc quy (12-14.5V), có nhiệm vụ cung cấp tín hiệu đến mobin đánh lửa. Mobin đánh lửa là một thiết bị chuyển đổi từ dòng 12V trở thành dòng cao áp có thể đến trên 20.000V. Sau khi nguồn sơ cấp đã được chuyển đổi, nó đi đến mạch thứ cấp và cung cấp trực tiếp cho bugi cần thiết tại đúng thời điểm.
Khái niệm cơ bản
Tất cả các động cơ hoạt động do nguồn DC (một chiều), có nghĩa là nguồn đi trực tiếp từ một hướng, từ cực dương ắc quy đến cực âm của ắc quy. Trong trường hợp của xe ô tô, cực âm của ắc quy thông qua một dây cáp loại lớn, nối trực tiếp với các bộ phận lốc máy và thân vỏ xe. Các bộ phận kim loại được nối với nó được gọi là “nguồn mát”. Có nghĩa là; một mạch điện, mà phải gửi 1 dòng ngược lại cực âm của ắc quy, có thể kết nối tới bất kỳ bộ phận kim loại nào của máy hay thân vỏ xe.
Một ví dụ điển hình là sự hoạt động của mạch đèn pha. Mạch điện đèn pha gồm 1 dây điện đi từ cực dương ắc quy đến công tắc đèn pha. Một dây khác đi từ công tắc đèn pha đến một trong hai tiếp điểm của bóng đèn pha. Cuối cùng là sợi dây thứ 3 đi từ tiếp điểm thứ 2 của bóng đèn đến phần kim loại của thân xe. Khi ta bật công tắc đèn pha, có nghĩa là ta nối dây điện từ ắc quy tới đèn pha và cho phép một dòng điện đi trực tiếp đến các bóng đèn. Dòng điện sẽ đi qua dây tóc bóng đèn và đi ra từ một dây khác ra thân vỏ xe. Từ đó dòng điện quay trở lại cực dương của ắc quy để hoàn thành một mạch điện khép kín, dây tóc bóng đèn sẽ nóng và đỏ lên nhanh chóng và phát sáng.
Bây giờ chúng ta hãy quay lại hệ thống đánh lửa; những nguyên lý cơ bản của hệ thống đánh lửa.
Hệ thống này đã được sử dụng 75 năm qua và hầu như không thay đổi, nó chỉ thay đổi phương thức đánh lửa và phân phối đánh lửa.
Hiện nay, có ba loại đánh lửa chính.
1.Đánh lửa cơ học; được dùng rất phổ biến cho đến năm 1975, nó vận hành bằng cơ và điện, không bằng điện tử. Ta hãy tìm hiểu hệ thống đầu tiên này, sau đó sẽ dễ dàng hiểu thêm về đánh lửa điều khiển điện tử và điều khiển bằng computer, do vậy đừng bỏ qua phần này.
2. Đánh lửa điện tử (đánh lửa bán dẫn); được phát minh vào đầu thập kỷ 70, và nó trở nên thông dụng khi yêu cầu về kiểm soát và độ tin cậy trở trên rất quan trọng đối với hệ thống kiểm soát khí xả.
3. Cuối cùng là hệ thống đánh lửa không cần bộ chia điện (đánh lửa lập trình); nó được phát triển vào giữa thập kỷ 80. Hệ thống này được điều khiển bằng máy tính và không có phụ tùng nào cần phải xoay chỉnh cả, do vậy nó trở nên đáng tín cậy hơn. Hệ thống này không yêu cầu phải bảo dưỡng định kỳ, ngoại trừ việc thay bugi sau mỗi 100.000km hoặc 150.000 kmxe chạy.
Về Đầu Trang Go down
http://mkt46dh1.tk
 
Hệ thống đánh lửa trên ôtô - ( Phần 1 )
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hệ thống đánh lửa trên ô tô (Phần 2 )
» Hệ thống đánh lửa trên ô tô (Phần 3 )
» Tìm tài liệu liên quan tới hệ thống nước ngọt trên tàu
» Từ điển thông minh KOOLdic 2010 cực nhanh và tốn ít tài nguyên hệ thống
» Tập quán sinh hoạt và làm việc trên tàu

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1 :: Chuyên ngành :: Tham khảo-
Chuyển đến