Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1

Đại Học Hàng Hải Việt Nam
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Vì sao Green Viship bị chìm?

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin



Tổng số bài gửi : 164
Points : 441
Reputation : 4
Join date : 30/06/2009
Age : 37
Đến từ : Hai Phong

Vì sao Green Viship bị chìm? Empty
Bài gửiTiêu đề: Vì sao Green Viship bị chìm?   Vì sao Green Viship bị chìm? EmptyFri 17 Jul 2009, 23:08

Theo báo Dân trí – Sau hơn 1 tháng bị chìm trên biển vũng Tàu, tàu chở hàng Green Viship (thuộc Công ty Cổ phần vận tải biển Việt Nam) đã được trục vớt thành công vào chiều ngày 21/9.

Thông tin từ Cảng vụ Vũng Tàu, Công ty trục vớt cứu hộ Việt Nam (Visal) đã trục vớt thành công tàu chở hàng Green Viship bị chìm tại khu vực biển Sao Mai – Bến Đình (thành phố Vũng Tàu) do va chạm với tàu Vinashin Paciffic.

Công ty Visal đã dùng 1 cần cẩu 350 tấn, 2 cần cẩu loại 100 tấn, 1 xà-lan 3.000 tấn, 4 xà-lan loại 1.000 tấn, đồng thời dùng hàng chục máy bơm có tổng công suất 3.000m3/giờ để bơm nước trong tàu ra ngoài.

Trước đó, Công ty TNHH hàng hải Sao Mai đã tiếp cận con tàu bị nạn tham gia công tác cứu hộ và hút được khoảng 170 tấn dầu FO.

Vụ tai nạn diễn ra ngày 16/8, khi tàu Green Viship (trọng tải 6.606 MT) vừa rời cảng Vũng Tàu đi Indonesia đã va chạm với tàu Vinashin Pacific. Vụ va chạm khiến hầm số 1 nằm ở mạn phải tàu Green Viship bị rách dài, nước tràn vào và có nguy cơ chìm tàu. Thuyền trưởng tàu này đã đưa tàu vào vùng nông hơn để chống chìm và ngăn ngừa sự cố tràn dầu.

Bốn ngày sau vụ va chạm (20/Cool, tàu Green Viship đã chìm hẳn 2 hầm hàng xuống nước, chỉ còn nổi phần ca bin, buồng lái.

Vì sau lại có sự đâm va?

Được biết hai tàu cùng neo tại Vũng tàu. Khi tàu Green Viship kéo neo khởi hành thì va chạm phải Vinaship Pacific. Hầm số 1 của Green Viship bị xé rách lớn khiến nước vào hầm hàng gây chìm tàu

Vậy đâu là nguyên nhân?

Khi tàu neo, tốc độ dòng chảy ở khu vực vùng nước nằm gần phía trước mũi tàu đang neo sẽ lớn hơn rất nhiều lần tốc độ dòng chảy ở khu vực xung quanh. Vì thế, các tàu khác chạy quá gần mũi của một tàu đang neo sẽ dễ bị hút vào.

Trong trường hợp cụ thể này, dự đoán diễn ra như sau:

1. Hai tàu neo gần nhau

2. Tàu Green Viship kéo neo rời vị trí neo khởi hành

3. Lái tàu Green Viship chưa lọt qua mũi tàu Vinaship Pacific, thuyền trưởng đã cho đổi hướng

4. Do dòng chảy mạnh, tàu chưa đủ trớn để điều động thắng sức cản dòng chảy, nên đã bị dạt mạnh và đè vào mũi tàu Vinaship Pacific, gây rách hầm hàng 1.

Hướng khắc phục?

Khi điều động tàu qua một vùng neo, không nên cắt qua mũi các tàu khác đang neo. Trường hợp không thể tránh khỏi, thì phải điều động song song với tàu đang neo cho tới khi lái tàu mình lọt qua mũi tàu neo mới điều chỉnh hướng để cắt qua mũi tàu đó.

Topics: An toàn hàng hải, Tai nạn hàng hải | 5 Comments »
5 lời bình to “Vì sao Green Viship bị chìm?”

1. NGUOI DI BIEN Says:
October 3rd, 2008 at 8:10 am

thank you very much. that is good experience. good health
2. Tran Nguyen Xuan Cuong Says:
October 23rd, 2008 at 7:31 am

Xin có ý kiến liên quan đến phần phân tích nguyên nhân va chạm như sau:
Theo nguyên lý Becnuli, áp suất chất lỏng có quan hệ tỉ lệ nghịch với tốc độ chảy của nó, tốc độ chảy càng lớn, áp suất càng nhỏ.
Do đó, có thể thấy việc hai tàu va chạm nhau cũng xuất phát từ hiện tượng này, áp suất của vùng nước giữa hai thân tàu nhỏ hơn so với áp suất các vùng nước xung quanh khi hai tàu ở vị trí gần song song nhau, việc này dẫn đến hiện tượng hai tàu hút nhau và gây nên va chạm.
Vùng nước ở khu vực mũi tàu không thể chảy mạnh hơn ở khu vực giữa tàu (do phần giữa tàu phình to hơn phần mũi, dòng chảy sẽ hẹp lại và tốc độ sẽ tăng lên) khi hai tàu gần song song nhau, khi đó áp suất khu vực này là thấp nhất.
Vậy Nguyen Trai xem lại cách gairi thích này có hợp lý không nhé.
Thân mến.
3. Capt. Trai Says:
October 31st, 2008 at 3:22 pm

Cảm ơn bạn đã quan tâm.
Trường hợp lí giải của bạn có quan hệ với hai tàu đang chạy song song gần nhau. Nó sẽ xảy ra hiện tượng hút hay đẩy nhau.
Trường hợp cụ thể này là trường hợp một tàu đang điều động cắt ngang một mũi tàu đang neo. Một tàu đang neo trên biển cũng giống như một hòn đảo nhỏ. Khi một dòng chảy bị một đảo nhỏ chặn lại, dòng nước gần sát đảo trở nên chảy xiết. Bởi thế, khi tàu hành hải trên biển , người ta cũng chú ý tránh để tàu bị hút vào đảo
4. Tran Nguyen Xuan Cuong Says:
November 10th, 2008 at 1:04 am

Cảm ơn phần giải thích của capt. Trai. Tuy nhiên, tôi xin có ý kiến trao đổi tiếp như sau:
Trong trường hợp giữa dòng nước có một đảo nhỏ thì lúc này dòng nước sẽ bị tách làm hai dòng nhỏ hơn và chắc chắn là tốc độ của hai dòng này sẽ cao hơn tốc độ của dòng nước ban đầu (do tiết diện dòng chảy giảm). Điều này giải thích cho hiện tượng dòng chảy gần đảo chảy mạnh hơn bình thường.
Do vậy, theo tôi, hiện tượng tàu bị hút vào đảo vẫn phải được lý giải theo nguyên lý Becnuli như đã đề cập ở trên.
Xin cảm ơn capt.
Thân mến
5. Nguyễn Trai Says:
November 12th, 2008 at 3:35 am

Đúng như vậy. Khi tàu neo cũng giống giữa biển xuất hiện một “cù lao”. Dòng chảy hai bên đảo sẽ tăng đột biến. Tàu sẽ bị hút vào đảo, nếu tiếp cận quá gần. Bởi vậy, khi kẻ hướng đi dọc theo đảo, nên để một khoảng cách an toàn đề phòng tàu bị hút vào.
Mục đích trang web là để cung cấp cho thuyền viên một món ăn “bình dân”, một cách nghĩ của người đi biển.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và lí giải theo nguyên lí Becnuili.
Về Đầu Trang Go down
http://mkt46dh1.tk
 
Vì sao Green Viship bị chìm?
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tai nạn tàu lớn kéo chìm tàu lai có phải là tai nạn “hi hữu”

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn lớp MKT46-ĐH1 :: Chuyên ngành :: Tham khảo-
Chuyển đến