_ Sơ đồ đẳng áp (CONSTANT PRESSURE): Ở phuơng pháp này tất cả các ống xả của các xi lanh được nối với một ống góp khí xả có đường kính tương đối lớn nhằm để giảm xung áp suất gây bởi mỗi lần xả của từng xi lanh ở các chế độ tải khác nhau. Ở sơ đồ này hiệu suất làm việc của tua bin là khá cao. Để hoạt động cho có hiệu quả thì áp suất của khí tăng áp do máy nén tạo ra cần phải cao hơn một chút với áp suất của khí xả thoát ra sau xi lanh. Sơ đồ với ống góp này khá cồng kềnh nên chiếm không gian buồng máy.
_ Sơ đồ xung áp (IMPULSE TURBOCHARGING): Dòng khí xả ở dạng xung (áp suất và lưu lượng thay đổi) từ từng xi lanh sẽ được dẫn trực tiếp tới bộ cánh tĩnh của tua bin. Khí xả từ mỗi một ống xả sẽ thổi thẳng vào một nhóm ống phun trên bánh tĩnh. Bởi vì có sự trùng pha kỳ xả của các xi lanh với nhau nên mặc dù là dòng phun của khí xả qua ống phun ở chế độ xung nhưng tốc độ quay của tua bin cũng rất ổn định (Với điều kiện tải của động cơ diesel ổn định)
_ Nhược điểm của phương pháp này là động cơ làm việc không tốt ở chế độ tải nhỏ và rất hay xảy ra bệnh SURGING (dân đi tàu gọi là tua bin "HO") cho máy nén khi tải động cơ thay đổi đột ngột hoặc khi hệ thống ống phun, bánh cánh bị bám muội nhiều.
_ Sơ đồ biến xung: (PULSE CONVERTER) ở phương pháp này người ta nhóm ống xả theo từng cụm thành một ống dẫn tới bộ converter nhằm giảm mức độ xung của dòng khí xả. Phương pháp này hạn chế được nhược điểm và tận dụng được ưu điểm của 2 phương pháp trên nhưng vì không hạn chế cũng như tận dùng được hết nến người ta đưa ra sơ đồ thứ 4 dưới đây.
_ Sơ đồ đa xung (MULTI-PULSE): Như trên đã nói sơ đồ thứ 4 này là sự phát triển lên từ sơ đồ thứ 3. Trong sơ đồ này một số các ống xả được nối tới một bộ biến xung chung cùng với một số các ống phun và ống trộn. Với sơ đồ này mức độ dao động của áp và dòng được giảm xuống tối thiếu vì vùng bố trí ống phun lớn hơn. Phương pháp này có hiệu suất làm việc cao nhất